Lại nói con thức giấc vừa đúng lúc mọi người ghé
chân vào quán lá ven đường để ăn trứng và cơm lam nướng, thế là tỉnh để
lại có thể theo chân mẹ ngắm cảnh trời mây non nước. Đường đi khó nên
chẳng mấy lúc con tự bước đi, con luôn đòi mẹ bế và nói con mỏi chân lắm mẹ ạ, con không đi được đâu.
Thế nên mẹ đành bế con suốt những bậc thang ngút tầm mắt, thoạt đầu, mẹ
mệt nên không định đi lên đỉnh thác, nhưng đến chân thác rồi mà chỉ
ngắm vọng sao đành nên lại bế con đi. Cậu Lâm đang hen trở lại nên cũng
mệt, chỉ thỉnh thoảng mới bế con được những lúc mẹ muốn cầm máy chụp mà
thôi.
Đi thế này, mới thấy việc con gào thét ăn vạ để viêm họng và viêm a đến không ăn được gì làm sút 3 cân lại trở nên thích hợp, bởi cứ bế trên tay thế này mà leo thang vượt dốc thì oải lắm.
Cứ nơi đâu có khách du lịch là nơi đấy có dịch vụ, thế nên ngay rìa đường lối đi lên thác bạc là rất nhiều những quán thịt nướng và bán hàng thổ cẩm lưu niệm
Dưới chân thác này, nước vẫn tuôn trắng xóa và thật nhiều đá nhấp nhô.
Đi qua chiếc cầu Si, leo mãi trên những bậc thang
càng lên cao, thác càng dốc, tiếng nước chảy càng mạnh, chả hiểu sao nhìn dòng nước tuôn ra như suối tóc bạc của người con gái núi lại nghĩ đến đoạn văn miêu tả của nhà văn nguyễn Tuân trong " người lái đò sông Đà" đến thế
Cây cầu cong cong buông một nét cắt mềm mại vắt ngang lòng suối
Thác vẫn tung bọt trắng
Thăm thác xong mà có những chặng phải ngồi bệt xuống đất mà nghỉ, chân dường như không muốn nhấc lên khỏi mặt đất, ước mình không phải đi theo đoàn để không bị hạn chế thời gian, thích đi thì đi, thích nghỉ thì nghỉ.
Ấy vậy mà khi mọi người đi Cát Cát, hai mẹ con vẫn hăm hở bước đi trên từng cây số. Phải nói rằng đoàn có hướng dẫn viên du lịch vốn là người Tày đi tháp tùng, ấy thế mà ngoại trừ nơi đến như đã có trong lịch trình, mọi người chỉ được nghe giới thiệu rằng Sâp nằm ở độ cao 1600 met so với mực nước biển. Rằng người Tày và người Dao là hai dân tộc có học và không bao giờ đi chèo kéo du khách mua hàng hay xin tiền. Đường đi cát cát, trời xanh thẳm màu
ruộng bậc thang vẫn xanh mướt mát
Bắt gặp các em gái Hơ mông đang ngồi móc sợi thổ cảm cho các món đồ lưu niệm
Không gian rất đỗi thanh bình
Một em gái đang ngồi trong vòng ôm của mẹ, vẻ nhếch nhác không làm đục đi chút trong trẻo nào trong đôi mắt mở to.
Con đường nhỏ chạy dài dọc theo những nương lúa đang thơm mùi lúa mới
Mệt cũng phải pose hình
Và thấy thương sao những em bé đang tuổi ăn tuổi chơi, tuổi được cưng chiều ở dưới xuôi lại phải còng lưng địu em bước trên những con đường người lớn đi còn thấy mệt
vậy mà nụ cười vẫn không tắt trên gương mặt thơ trẻ ấy
Đi sâu xuống bản để thấy con gà chăm chỉ dãi đất tìm mồi, lợn đi ăn dọc những triền núi nhỏ và những anh thanh niên đánh trâu về sau buổi cày trưa
Để thấy vô khối những cối giã gạo nước
Để ngắm phong trưng bày các vật dụng thường dùng của người dân tộc cũng như bàn thờ của người Mông, cầu thang gỗ bắc lên trên nhà sàn, những khèn, những chiêng...tất thảy đều mộc mạc.
Để thấy những mái nhà lúp xúp khuất trong màu xanh của lúa, của lá
Đi để rồi lại hòa mình vào tiếng nước réo rắt như khúc nhạc chiều cho âm hưởng rừng núi được vang xa, thấm vào tâm hồn của khách lãng du
Trong bức tranh phong cảnh, con người cũng được tôn lên nhiều, vô tư và khoáng đạt, vô tư thế này
Rồi tự khen sức người với những công trình kiến trúc còn mãi với thời gian, và để phục ý chí và quyết tâm của con người khi những tòa nhà kiên cố cứ ,mọc lên nhiều hơn trên những mảng núi non trùng điệp
Gần đến đoạn vòng về thì mệt quá, dừng chân bên quán kem, một phút trước mẹ hỏi con nói không đái mà chỉ khi vừa cầm que kem trên tay, con đã đái ướt cả quần, đành cởi truồng mà quay về, cũng may chú hướng dẫn thương tình cõng con và khi xe đã tập trung hết, mẹ để con đi xe ôm cùng chú hướng dẫn về chỗ xe ô tô để mẹ và cậu Lâm rảnh chân rảo bước.
Chia tay Cát Cát, mình về nhà trọ tắm rửa, ăn tối, hành trình đến hàm Rồng, Cổng trời, sân mây sẽ được bắt đầu vào ngày hôm sau.
Đi thế này, mới thấy việc con gào thét ăn vạ để viêm họng và viêm a đến không ăn được gì làm sút 3 cân lại trở nên thích hợp, bởi cứ bế trên tay thế này mà leo thang vượt dốc thì oải lắm.
Cứ nơi đâu có khách du lịch là nơi đấy có dịch vụ, thế nên ngay rìa đường lối đi lên thác bạc là rất nhiều những quán thịt nướng và bán hàng thổ cẩm lưu niệm
Dưới chân thác này, nước vẫn tuôn trắng xóa và thật nhiều đá nhấp nhô.
Đi qua chiếc cầu Si, leo mãi trên những bậc thang
càng lên cao, thác càng dốc, tiếng nước chảy càng mạnh, chả hiểu sao nhìn dòng nước tuôn ra như suối tóc bạc của người con gái núi lại nghĩ đến đoạn văn miêu tả của nhà văn nguyễn Tuân trong " người lái đò sông Đà" đến thế
Cây cầu cong cong buông một nét cắt mềm mại vắt ngang lòng suối
Thác vẫn tung bọt trắng
Thăm thác xong mà có những chặng phải ngồi bệt xuống đất mà nghỉ, chân dường như không muốn nhấc lên khỏi mặt đất, ước mình không phải đi theo đoàn để không bị hạn chế thời gian, thích đi thì đi, thích nghỉ thì nghỉ.
Ấy vậy mà khi mọi người đi Cát Cát, hai mẹ con vẫn hăm hở bước đi trên từng cây số. Phải nói rằng đoàn có hướng dẫn viên du lịch vốn là người Tày đi tháp tùng, ấy thế mà ngoại trừ nơi đến như đã có trong lịch trình, mọi người chỉ được nghe giới thiệu rằng Sâp nằm ở độ cao 1600 met so với mực nước biển. Rằng người Tày và người Dao là hai dân tộc có học và không bao giờ đi chèo kéo du khách mua hàng hay xin tiền. Đường đi cát cát, trời xanh thẳm màu
ruộng bậc thang vẫn xanh mướt mát
Bắt gặp các em gái Hơ mông đang ngồi móc sợi thổ cảm cho các món đồ lưu niệm
Không gian rất đỗi thanh bình
Một em gái đang ngồi trong vòng ôm của mẹ, vẻ nhếch nhác không làm đục đi chút trong trẻo nào trong đôi mắt mở to.
Con đường nhỏ chạy dài dọc theo những nương lúa đang thơm mùi lúa mới
Mệt cũng phải pose hình
Và thấy thương sao những em bé đang tuổi ăn tuổi chơi, tuổi được cưng chiều ở dưới xuôi lại phải còng lưng địu em bước trên những con đường người lớn đi còn thấy mệt
vậy mà nụ cười vẫn không tắt trên gương mặt thơ trẻ ấy
Đi sâu xuống bản để thấy con gà chăm chỉ dãi đất tìm mồi, lợn đi ăn dọc những triền núi nhỏ và những anh thanh niên đánh trâu về sau buổi cày trưa
Để thấy vô khối những cối giã gạo nước
Để ngắm phong trưng bày các vật dụng thường dùng của người dân tộc cũng như bàn thờ của người Mông, cầu thang gỗ bắc lên trên nhà sàn, những khèn, những chiêng...tất thảy đều mộc mạc.
Để thấy những mái nhà lúp xúp khuất trong màu xanh của lúa, của lá
Đi để rồi lại hòa mình vào tiếng nước réo rắt như khúc nhạc chiều cho âm hưởng rừng núi được vang xa, thấm vào tâm hồn của khách lãng du
Trong bức tranh phong cảnh, con người cũng được tôn lên nhiều, vô tư và khoáng đạt, vô tư thế này
Rồi tự khen sức người với những công trình kiến trúc còn mãi với thời gian, và để phục ý chí và quyết tâm của con người khi những tòa nhà kiên cố cứ ,mọc lên nhiều hơn trên những mảng núi non trùng điệp
Gần đến đoạn vòng về thì mệt quá, dừng chân bên quán kem, một phút trước mẹ hỏi con nói không đái mà chỉ khi vừa cầm que kem trên tay, con đã đái ướt cả quần, đành cởi truồng mà quay về, cũng may chú hướng dẫn thương tình cõng con và khi xe đã tập trung hết, mẹ để con đi xe ôm cùng chú hướng dẫn về chỗ xe ô tô để mẹ và cậu Lâm rảnh chân rảo bước.
Chia tay Cát Cát, mình về nhà trọ tắm rửa, ăn tối, hành trình đến hàm Rồng, Cổng trời, sân mây sẽ được bắt đầu vào ngày hôm sau.
Tùng được trải nghiệm chừng ấy thứ là quá tuyệt rồi đấy nhé!..
Máy pro mà đại ca. Hihi
Máy mới, chụp ảnh đẹp, mẹ lại viết bài chi tiết, cặn kẽ thế này, xem thích quá!