Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Linh tinh chuyện con

Con có hỏi xem sao chuyện về con mà mẹ lại đặt tựa linh tinh không? Là vì toàn những chuyện vụn vặt mẹ cóp nhặt từ những gì mẹ hay mọi người quan sát về con. Ví như chuyện đến giờ ăn cơm của nhà ông Tuấn, con lăng xăng cầm một đầu chiếu khi dì Li trải chiếu, con đi xách can rượu của ông Tuấn và nhất thiết là phải mang đến đưa tận tay ông. Nếu mâm cơm có gì đó mà con thấy bắt mắt thì đừng hòng mà lôi được con ra khỏi mâm nhé, con sẽ có một chỗ ngồi trang trọng, rồi dắt tay cụ Chược mà phân công chỗ ngồi luôn.
Mẹ không thích con ở bên đấy vào giờ ăn cơm bởi ông Tuấn bao giờ cũng nhâm nhi chén rượu, còn con thì bắt chước như khỉ, có lần mẹ bắt gặp con đang được đưa chén rượu lên mũi ngửi trong khi nhà mình nói không với rượu bia. Ông Tuấn hay hút thuốc lào, con cũng tập tành bắt chước. Ôi chao, lên một thì cười, lên mười thì khóc, người lớn thích thú vì con thông minh, mẹ thì mẹ sợ. Sợ nhất là khi con ghé mồm vào cái ống điếu, giả vờ hít một hơi, tay cầm bật lửa để kề chỗ châm mồi, rồi thì mồm con tròn xoe ra bộ phun khói, mặt con ngửa lên, mắt con lim dim mơ màng hệt như một ông phê thuốc, tại trông buồn cười mà mẹ không thể khuyến khích nên mẹ sẽ không bao giờ chụp hình nếu lỡ con có đang biểu diễn.
Là lúc con hát tiếng chày trên sóc Bom Bo. Chủ đạo của bài hát dưới giọng ca
Chai en của cậu Sơn và hát bè là con, mẹ thấy cái bè nó vang rất rè những tiếng: cắc cum cùm cum, rồi Míiiiiiiii.
Chiều qua đón con về, mẹ nghe cô than con lười ăn, con phun cả thức ăn vào mặt cô, khi mẹ về và bế con thì con nói: hấp cô rồi vừa đánh vào mặt cô vừa nói đánh. Nhìn thấy ông thợ xây, bị trừng mắt nên con ngoan hẳn, mẹ bảo chào ông đi, con giơ tay nói: chào. Ông vừa quay lưng con nói: hấp ông.
Nhìn thấy bà hiệu trưởng, con giơ tay rồi nói chào, mẹ bảo con bắt tay bà, con giơ tay ra bắt và nói tốt tốt. Ra xe, nhìn thấy ông Bình, con lạy quay lại rồi gọi : ông ơi, lẫm chẫm bước đi trên cái cổng vẫn còn đá vụ rải vì chưa láng ngõ.
Đi qua nhà bà Nhượng, thấy bà hạnh đang bế bạn Chí, con buông gọn lỏn: Hấp bà hạnh hư.
Về đến ngõ, chưa bỏ khăn voan, con đã lột mũ và khăn rồi gọi: Bà ơi, bà ơi bà. ghớm, tim bà ngoại cứ là tan chảy, bà chưa kịp chạy ra, mới nói : Tùng ngoan về rồi hả con là con cho bà rơi xuống đất luôn bằng hai tiếng khô khốc: Hấp bà.
Buổi tối, con chó nhà mình dứt được xích, cuồng chân nên chạy lung tung, con nói: hấp chó, rồi mắng nó hư. mẹ bảo con chó linh tinh, con cũng hô: tinh.
Đêm ngủ xong, sau khi đi tè lần hai thì chợt thức, lại om xòm giai điệu: hấp bà, hấp ông, hấp cụ, hấp Thuỷ, hấp  cậu, hấp Ba, hấp Thích. Phát minh mới thêm từ bà Hạnh hớ hênh, mẹ hỏi hớ hênh là gì? con đáp: hớ hênh. Ôi giào, mẹ hỏi cái thằng mới gần 20 tháng nghĩa của từ này thì có phải mẹ đang lẩn thẩn ẩm ương không nhỉ.
Sáng nay đã hát được bài Bà ơi bà nhưng mà chỉ là những từ cuối.
Con và bà hạnh song ca, chữ cuối là con hát bè, các chữ khác thì bà hạnh độc diễn:
Bà ơi
Cháu yêu bà lắm
tóc bà  trắng ( lắm)
Màu trắng như mây
Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay
Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui.

Con đi học được cô giáo dạy cho tay đẹp: khi hỏi tay đẹp của tùng đâu, không như hồi 5 tháng chỉ biết giơ cánh tay ra hoặc chỉ vào bàn tay, con đưa hai bàn tay ra, xoè đều trước mặt rất điệu đà.
Sáng nay cho đi học, khóc i ỉ từ ở nhà, không chịu ngồi trước cũng chẳng chịu ngồi sau mà cứ đu chặt lấy mẹ nên đành lấy địu quàng con vào rồi cho con ngồi lòng mẹ để chở con đến lớp.
Chân mẹ bị bong da, con cứ lấy tay hết gãi lại xoa rồi hôn lên chỗ bong da của mẹ, mẹ vừa cảm động lại vừa spợ lỡ mà bị nấm, con thơm rồi lây thì làm thế nào.
Con trai bé bỏng, vừa ương bướng, vừa tình cảm, làm gì mẹ cũng thấy yêu. Cóp nhặt linh tinh thế đã, đầy thứ buồn cười mà vì mẹ không viết ra nên quên hết rồi.

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Back to School

Thế là con đã nghỉ ở nhà gần một tuần. Hết sốt rồi, tuy vẫn chảy nước mũi và thỉnh thoảng ho nặng tiếng nhưng mẹ vẫn quyết định cho con quay lại trường học. Hôm qua cô Dung mới gọi điện hỏi thăm xem sao con nghỉ lâu thế, uh, con nghỉ học, lóp buồn vắng con, gối buồn nhớ con mà. Thế là hai mẹ con minhf lại dậy sớm, mẹ chuẩn bị mọi thứ để con đến trường.
Con chào buổi sáng bằng một bình sữa 180ml, sau khi ngồi bệt trên thềm chơi một lúc thì ông ngoại cho con sang nhà bà Hạnh, trường học tại gia của con. Mẹ pha mật, chuẩn bị gạc rơ lưỡi, nấu cháo, pha trà, mang thuốc cho con. Hôm nay lau lợi thấy chảy máu, chắc tại viêm quá. Chiều qua mẹ lấy thuốc của ông Huyện Điền, cả thuốc uống và thuốc bôi miệng, khi dứt kháng sinh mẹ sẽ cho con uống và bôi miệng để cải thiện cái lợi và họng viêm khiến hơi thở có mùi.
Sắp vào ba lô mấy bộ quần áo, hai hộp sữa nhỏ, hai cái bánh gạo và một gói bim bim, mẹ sang bà Hạnh để đón con đi học. Đã lại thấy con luôn mồm kêu sợ, nói không học cô Mai và khi được hỏi muốn học ở đâu thì trả lời: Hạnh. Ờ, có lẽ bà Hạnh dẹp luôn của hàng để mở trường mầm non tư thục luôn con nhỉ. Mếu máo lên xe, con cứ mẹ ơi rồi lại sợ. Là kêu thế, mếu máo chứ cái lòng dạ sắt đá của mẹ chẳng mảy may suy chuyển đâu con. Mẹ vừa mô tả xe chạy chim bay trên đường để con quên, vừa ca ngợi trường học và cô giáo và nói con không việc gì phải sợ là đến cổng trường. Bế con vào lớp, trao con cho cô, dặn dò cô cho con ăn, thay áo mát cho con khi trưa xuống, lau mũi cho con là mẹ quay bước, và công ty thẳng tiến. Lòng lại đang gợn lên không biết con có khóc lóc ăn vạ không? thôi thì chiều đón con là biết liền.
Dạo này con tên là Điệu. Cái gì cũng dài mồm ra nghe mà nhão cả tim. con muốn uống sữa, khóc, rồi mẹ hỏi con có uống sữa không thì nói dài giọng rằng thì là mà: sssứaaaaa.( phải viết chữ thế thì mới tả được cái độ điệu của con).
Con nói: Hấp bà Hạnh hư, 4 tiếng rồi đấy, hoàn chỉnh về mặt nghĩa nhé. khi mà điệu thì nói thế này: hhhhhhhấpppp Hhhhạnhhhh.
Con lười ăn, cứ phải có người lạ đến quát thì mới chịu ăn, quen rồi sẽ nhờn, mặt câng câng lên ấy. Chiều qua lúc ăn cháo, bà ngoại nhờ một ông khách mua hàng nhà bà Hạnh quát con; Ông ơi, ông giúp em quát thằng cháu một tiếng cho nó sợ để ăn với. ( Đời thuở nhà ai thân lừa ưa nặng thế con?)
Rồi ông ấy quát thật: ăn đi.
Thế là há mồm, thế là ăn thun thút, gần hết bát cháo, nhân lúc ông không để ý, con lén lút đi về phái bà Hạnh. Vừa đi nép người, vừa len lén đưa mắt nhìn ông khách vì sợ bắt quả tang, gần đến nơi thì bị phát giác. Ông khách hỏi: Đi đâu đấy? con đứng yên, nhoẻn cười nịnh nọt rồi lấy tay chỉ vào bà Hạnh, nói: Hạnh và đứng yên chờ cho phép. thương quá. Ông khách buồn cười quá phải giả lơ nhìn đi nơi khác. Phùuuu, thế là thoát, con tót ra chỗ bà Hạnh rất nhanh và bây giờ thì giơ tay chào ông khách nhé, an toàn rồi, chẳng việc gì phải sợ.
Đấy, sơ sơ một tí chuyện của con, kể kỹ thì đầy mà không kể thì quên luôn, dạo  này mẹ lẩm cẩm thế nào ấy. Hôm nay đi học lại, chúc con một ngày vui.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Con ốm

on ốm rồi, nghỉ học mấy ngày rồi.Mẹ cũng phải nghỉ làm hai ngày để trông con, them được ngày chủ nhật nữa là hôm nay mẹ phải đi làm. Đêm thứ năm, con nôn suốt, cứ ăn vào lại nôn ra. Sốt 39 độ 5. Người ccn nóng như than, môi mọng lên, má hồng rực. Cứ thiu thiu ngủ thì lại bị giật. Mẹ pha sữa và cho con uống thuốc hạ sốt effaragan gói 150g. Cứ hết hơi thuốc là con lại sốt. Lúc đau quá thì con khóc. có lúc con không muốn ăn mà cứ khóc mãi, mẹ nghe thấy xót ruột vô cùng. Rồi mẹ khóc, khi con thấy mẹ rơi nước mắt, con đã lấy bàn tay nhỏ nhắn của cn lau nước mắt cho mẹ. Con còn bóp tay cho mẹ và chịu uống sữa nữa. con thật ngoan.
Cả  đêm mẹ bế con trên tay, lúc lo lắng thót tim khi con giật, lúc không dám cựa mình, cánh tay mẹ rã rời và chỉ mong trời mau sáng để đưa con đi viện. Chốc chốc lại gọi điện để ông ngoại pha sữa, chốc chốc lại gọi để thay quần áo và lau người cho con vì con nôn, ca người mẹ, con và giường đều đầy mùi sữa. Buổi sáng ba sang sớm để cùng mẹ đưa con đi bệnh viện, 6 rưỡi sáng đã gọi taxi và đến viện rồi vật vờ chờ bác sỹ đến tận 7h 30. Lúc con ngồi lòng ba, lúc lại nũng nịu đòi mẹ bế. Xung quanh mình là vô số bệnh nhi, rất nhiều bé ho, sốt. Cũng như rất nhiều bé khác, con được dán một miếng hạ sốt Akido trên trán, nhưng con nôn đến hai lần.


Photobucket


Sau giờ giao ban, các bác sỹ mới lục tục chia về các phòng, ba xếp nốt lấy được phiếu chỉ phòng số 8, lạt đật bế cpon sang phòng 8, không thấy ai, cờ gần 10 phút thì thấy bác sỹ đến thay áo và phán, sang phòng số 7. ( cái phòng số 7 thì đã làm từ đời tám hoánh rồi ấy).Ba lại sang phòng số 7 trong lúc mẹ ngồi bế con, rồi được chỉ sang ngồi khám ở ngoài sảnh chờ, đầy các bậc phụ huynh và các em nhỏ đang ngồi chờ khám. Là bác sỹ thực tập đến từ đại học Y Hải Phòng. Chú này còn đang là sinh viên thực tập nên rất để ý đến cảm giác của trẻ, chú cho con mượn vỏ của cặp nhiệt độ, hỏi mẹ các triệu chứng của con kỹ càng rồi ghi vào phiếu, ghi rất rụt rè nhé. Rồi chú nghe tim, phổi bằng ống nghe, nghe mạch chân, tay, màn kẹp nhiệt độ thì chịu, mẹ khó khăn lắm mới đưa cặp nhiệt độ vào nách con và sau 5 phút, bapó có 37 độ 1, biết là không chuẩn. Sau đó con được một cô bác sỹ khám, lại hỏi triệu chứng, nghe tim phổi, con khóc lóc thảm thiết và luôn mồm nói sợ sỹ.

Photobucket


Hết lượt khám này, mình được chỉ vào phòng số 2, bác sỹ nhập số vào máy rồi phán, sang phòng số 6 và lên phòng 21, xong mang hồ sơ lại. Ra hỏi bác sỹ hướng dẫn ngồi ngoài sảnh, được chỉ dẫn là nhờ luôn phòng số 6 lấy máu hộ để đỡ phải lấy máu ở phòng 21 thêm lần nữa trước khi làm xét nghiệm. Con khóc lặng người khi bị lấy máu, ba giữ con, bác sỹ nói ven con chìm nên khó lấy mà lượng máu được yêu cầu lấy để xét nghiệm lại nhiều, mẹ ra sức đứng động viên con, không thể nào chụp ảnh để con thấy con đã bị lấy máu như thế nào. Lên phòng 21, đưa ống máu cho bác sỹ ở đó và nhận được cái hẹn chờ 1 tiếng để lấy kết quả. Ba mẹ lại thay phiên nhau bế con trong lúc chờ đợi, con cứ đòi: đi, gọi: ba rồi lại nói: Thuỷ, bế.
Photobucket


Khi có kết quả ở phòng 21, mẹ mang lại phòng số 2 thì nghe hỏi, kết quả ở phòng số 6 đâu? phải có đủ thì mới xem chứ. lại quay lại phòng 6, hỏi và lại được bảo chờ, có kết quả, phòng số 2 bảo giờ đang đông, sang phòng 3 chờ. Chờ chán lại lóc cóc về phòng số hai thì mới nói: đi khám tai mũi họng đã, ơ, thế mấy cái vụ bóp mồm con, lấy cái chặn lưỡi để nhìn của các bác sỹ khác không phải là khám họng à? lại qua phòng 12, cái bác sỹ đeo đèn trên đầu khám tai mũi họng cho con đấy. Lại khóc. Lần này thì đủ nhé, mẹ bế con quay lại phòng 2, bác sỹ nam tên Thuỷ nhìn mọi kết quả khám xét ở các phòng rồi mới lặp lại chu trình nghe tim phổi, khám họng cho con. con thì sợ khóc, mẹ thì động viên con đừng sợ bác sỹ, bác sỹ hiền còn cái ông bác sỹ thì cứ quát là giữ chặt tay, ngồi yên, nhanh lên. Nghe mà chỉ muốn quát cho ông ta một trận, nếu ;là khám tư thì chẳng bao giờ bị thế đâu con.n Rồi, kết luận: viêm lợi, viêm họng và kê thuốc: CP. B complex, Zamel, một loại kháng sinh nữa và hẹn tái khám sau 5 ngày. Có lẽ sau 5 ngày, mẹ lại đưa con đi bác sỹ tư thôi, hôm nay là ngày thứ tư rồi. 11h ba mẹ mới đưa con về, kết thúc buổi sáng mệt mỏi chán trường, ba ở lại chơi với con đến tối, khi con ngủ ba mới về. Mẹ thích những ngày này, ba mẹ coi nhau như những người bạn, cùng quan tamm chăm sóc con. Ba nói ba sai, ba xin lỗi mẹ dẫu đã muộn nhưng còn hơn không, ba nói yêu mẹ dù cho mẹ không còn yêu nữa. Mẹ cảm động vô cùng, mẹ luôn mong muốn con không mất đi tình cảm của ba, muốn ba mẹ nghĩ về nhau với những điều tốt đẹp, muốn gửi gắm chút tình còn vương sót vào con. Con ốm, mẹ đang thấy lại một phần con người của ba ngày xưa, thời làm mẹ rung động, nhớ nhung và yêu thương. Mẹ mong sao ba luôn yêu thương con như bây giờ, cho dù mọt ngày nào đó, ba có lập gia đình, có những mối quan tâm mới, mẹ vẫn mong ba xuất hiện bên con ở mức tối đa có thể.Khỏi ốm nhanh con nhé.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Trung thu- buồn vui lẫn lộn ( Sep 23, 2010 )

Thế là Tùng đã đón trung thu thứ hai trong đời, thế là lại được xem rộn rã múa lân, lần đầu tiên được đón trung thu ở ngoài mà những hai lần, buổi chiều là trung thu ở lớp và buổi tối là trung thu ở khu.
Buổi sáng hôm qua mẹ đưa Tùng đến lớp, mang theo gối, bánh và đèn lồng. Cái gối thì chả liên quan gì đến trung thu nhưng mà vì chiều hôm kia cô mới dặn mẹ mang gối đi để con ngủ trưa nên sáng hôm qua mới chuẩn bị.
Cậu sơn đã mua cho con một chiếc đầu sư tử và một chiếc đèn lồng xinh xắn. Cái đầu hơi to quá so với con nên khi con đội vào thì lọt thỏm, ngập xuống tận ngực. Con bóc hết lớp giấy dán ở lưỡi của đầu sư tử, rất hay nói sư tử và lấy đầu lân đội vào quay tròn để múa, trông rất đáng yêu.Cái đèn lồng xinh xắn màu hồng, khi bật công tác sẽ phát sáng, quay tròn theo tiếng nhạc. Còn có cái trống mẹ mua nhưng con đã giật cán ra khỏi mặt trống nên mẹ không chụp ảnh trống. Quà trung thu của con đây.

Photobucket


Buổi sáng trước khi đi học con uống sữa, mẹ mặc cho con bộ quần áo mới bà nội mua làm quà trung thu, ba cũng mua cho con một đôi dép mới.

Photobucket


Trung thu năm nay, con đã theo xem những đoàn múa lân từ cả tuần trước rồi, nhưng lần đầu tiên, xung quanh con là cô giáo và các bạn, mâm cỗ trung thu ở lớp trông rất đẹp, ngộ nghĩnh và sinh động với chó bưởi, cá thanh long, công dưa hấu và dứa. Còn có đèn ông sao, đèn lồng các loại, các cô còn làm cho các con những dây đội đầu trông thật đáng yêu.Nếu để ý kỹ, sẽ thấy vui thế mà vẫn có chị lớn khóc nhè, con đã quen trường quen lớp, không còn khóc nữa, vui vẻ trên tay cô và xoè tay khi được chụp hình. Mẹ gửi máy ảnh ở trường để các cô chụp lại hình lưu dấu trung thu đầu tiên ở lớp.
Photobucket


Chiều mẹ về đón, thấy cô giáo và bà hiệu trưởng kể về " mối thù ở trường" của con. Trời ơi, con mẹ đầu gấu quá. Vì là trung thu, các cô dồn lớp để lấy phòng của lớp ba tuổi làm trung thu, bên đấy có loa và đầu để còn bật nhạc. Trưa ngủ, cô xếp chị Yến Vi nằm cạnh con, chị ấy đầu mấu, nằm mà cấu con sứt cả tay với cắn tím tai. Con lập tức xử lí: đánh chị, dứt tóc, móc mồm, cào chị ấy xước mặt. Chị ấy khóc, cô giáo nói Tùng không được đánh chị.Con nói không rất dễ thương nhưng cả buổi chiều, cứ chốc chốc con lại ra đánh chị.Mọi người nói con ghê. giờ con mới 19 tháng, mẹ chưa có biện pháp nào khả dĩ để bảo con không dược đánh người khác nhưng lớn lên thì mẹ sẽ chỉnh. Mẹ biết bình thường con thân thiện, con luôn muốn bế mọi người, vuốt ve các em nhỏ và biết nhường em. Nhưng mẹ biết là con có tính để bụng ( có phải di truyền không nhỉ? vì ba con cũng nói có tính để bụng mà), bằng chứng là 8 tháng con bị chị Linh bên hàng xóm cấu mà đã biết mếu máo chỉ chỗ đau, chỉ vào chị và cười khi bà hạnh nói đánh chừa chị ấy vì đã đánh con. 13 tháng, khi bạn Tí đầu gấu bằng tuổi từ Hà Nội xuống, cầm điện thoại định đánh con vì con dám chơi điện thoại của bố bạn ấy, con chạy ra ôm lấy mẹ để trốn nhưng khi bạn quay lưng thì con xông ra lấy chan đạp vào mông bạn. Con làm mẹ hiểu con rất biết cách tự vệ và dễ thích nghi với hoàn cảnh nhưng lại làm dấy lên trong mẹ đầy những âu lo. Làm sao nuôi con thành người với đúng ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Buổi chiều mẹ tắm cho con, con mang theo con chó ba mua vào trong chậu để cưỡi,vừa cưỡi vừa kêu cộc cộc như thể ngựa phi. Tắm xong vẫn cưỡi chó để ba và mẹ khênh vào phòng bà để mặc đồ.

Photobucket


Tối, mình đón trung thu ở nhà hàng Phượng My do khu tổ chức cho các cháu. Con không nằm trong thành phần biểu diễn vì còn quá nhỏ mà cứ lăng xăng đi lại trên sân khấu, hết xem hát lại đứng múa.
Photobucket

Photobucket


con pose hình cùng dì Hoa, mẹ ăn mặc như bà Bổi nên chỉ bon chen vài kiểu gọi là.
Photobucket


Con lên sân khấu cầm mic hát, mỗi câu bà ơi bà như đọc.
Photobucket


Con xem múa sư tử.Cái anh đứng cạnh con ba tuổi rồi đấy, 19 tháng, con cũng chẳng bé hơn anh ấy là bao.
Photobucket


Tàn tiệc, mẹ đưa con về nhà, uống nước bị sặc nên nôn hết hỗ cháo tối ăn. Phải uống sữa bù. 9h hơn, ba chưa kịp chào về thì con đã goodbye, định cho ba xem ảnh con mà con cứ bye mãi, ba hỏi không cho ba xem ảnh à thì nói không nên ba đành chào về. Trung thu năm nay bà ngoại ốm, xương loãng quá, bác sỹ nói xương của bà bằng xương của người hơn 70 tuổi, không cần ngã, chỉ đi xe máy vào chỗ xóc đã có thể rạn hoặc xẹp. Bà còn bị máu nhiễm mỡ, máu nhiễm đường mà tỷ lệ nào cũng cao nên ai cũng buồn. Cậu Lâm ở Hà Nội ốm, em Lâm Tùng ốm, cụ ngoại và bà ngoại em ấy cũng ốm nên cậu mợ không đưa em về. Trung thu năm nay, mẹ trở thành người lẻ bóng. Trung thu năm nay cậu Sơn vẫn chưa có người yêu. Trung thu năm nay, mỗi mình ông ngoại thắp hương và nhà mình không phá cỗ. Vì buồn. Nhưng mẹ hy vọng chút niềm vui ít ỏi mang lại cho con sẽ nhân lên để xua tan đi những ngày u ám. Hôm nay 16 tháng 8 âm, là tròn 32 năm ngày cưới của ông bà ngoại.Mọi năm rất vui vẻ, đầm ấm, năm nay không làm gì cả, chẳng hao chẳng quà. Sáng nay con ốm, nôn nên phải nghỉ học rồi. chiều mẹ đi làm về xong cũng se về luôn, chúc cho hạnh phúc của ông bà luôn trường tồn và mong sao những hạt mầm con sẽ vươn cao dù khó khăn chông gai có giăng trước mắt trên mỗi nẻo đường con bước. Trung thu vui buồn lẫn lộn, mong sao niềm vui sẽ nhân thêm lên và nỗi buồn cúng sẽ dần bị cuốn trôi theo gió.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Ngày cuối tuần và đầu tuần đi học

Thứ bẩy mẹ đưa con đi học. Đã thấy con tỏ vẻ không thích. Mẹ nghĩ ra trò múa sư tử để thu hút sự chú ý của con trên đường đi, tùng tùng tùng cắc tùng tùng tùng tùng. Và quả là con nghiêng đầu, con vẫy tay như múa kì lân cho đến tận cổng trường. con nói sợ và đòi mẹ bế. Rồi con mếu máo. Đến cửa lớp, con khóc và bám chặt lấy mẹ, cô giáo phải giằng con ra từ tay mẹ. Ông ngoại không yên tâm nên cũng cùng mẹ đến trường, ôm con vỗ về một lúc xong
ông cũng đi luôn. Chiều mẹ về đón, thấy cô bảo con ngủ được hai tiếng, nhưng ăn ít và bị ho. Điều này thì mẹ biết vì con vẫn chưa khỏi mà.Lại nói con thỉnh thoảng khóc vì nhớ mẹ và cô phải bế đi rong mới nín. chiều mẹ về đón thấy con đang được cô bế, không khóc nhưng thấy đang chỉ trỏ với cô, không nhìn thấy mẹ. Thở phào!
Sáng nay đưa con đi học, khó khăn lắm mới có thể cho con lên xe và địu con vì con cứ luôn mồm kêu sợ. Hỏi có đi học không thì nói không. Điệp khúc sợ cứ vang lên suốt cả đường từ nhà đến trường. Rồi thì là khóc khi vào lớp. Mẹ can đảm lắm, quay lưng bước đi không để cho lòng vướng bận. Tiếng con khóc văng vẳng vọng ra theo mỗi nhịp chân mẹ đi. Mẹ nhìn thấy một chị ôm gối đến trường, mẹ chị ấy bế em đi trước. Những bước chân chị ấy càng gần cổng trường thì càng chậm lại, vẫn khóc nức nở, vẫn ôm gối. Con trai ơi, chị ấy khóc, không muốn đến trường nhưng vẫn phải tự đến đấy thôi. Trường học là môi trường tốt để con học tính kỉ luật, sự hoà nhập với cộng đồng, khả năng thích nghi với hoàn cảnh, con được nhận thêm những yêu thương không phải chỉ từ những người ruột thịt. Mẹ nghĩ, những cái đấy đều rất cần và chính là hành trang cho mai sau con hội nhập với cuộc đời, kỹ năng sống phải được rèn từ hôm nay con nhé. Mẹ vừa gọi điện cho cô giáo rồi, cô bảo lớp con cả 6 bạn không ai khóc mà mấy anh chị ba tuổi lại đang khóc nhè. Cố lên con nhé!

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Nhật kí đi học ngày thứ hai

Mẹ tức, vì viết xong mà post lên thì mất toi rồi.Nhưng thôi, viết về ngày đi học tiếp theo của con nhé. Sáng dậy hồ hởi nói học. Rửa mặt vốn là chuyện khó nhưng sau khi nói không cho đi cúng cụ là con chịu cho rửa mặt, uống sữa xong thì đi ị. Khổ, con táo quá, ngồi hò hét rặn mãi mới ra leng keng như bi rơi, con nói: cứt cục. Cũng vì cái vụ suốt ngày phải rặn này mà sáng nay kho bà ngoại ngồi bế con, vừa tụt quần ra để xi thì thấy sợi chỉ quần màu đỏ dính ở đít, bà kêu ầm lên là Tùng bị lòi rom rồi, mẹ thót cả tim. May mà bà trông gà hoá cuốc.
Đi học, con bye bye ông bà, ngồi trước xe mẹ rất ngoan, còn nhịp nhịp tay vào đầu xe nữa. Đến cửa lớp vẫn bình thường nhưng nhìn thấy cô, tự dưng chân con quặp chặt lấy mẹ, và kiên quyết không sang cô. Và con khóc, khóc rất to, mẹ đi mà không dám ngoái đầu nhìn lại, sợ sẽ mềm lòng, sợ sẽ làm con thêm bịn rịn, sợ con sẽ trở nên mềm yếu...rồi mẹ đi một mạch đến công ty. 8h sáng, mẹ gọi điện cho cô Mai, hỏi xem con thế nào, đã không còn nghe thấy tiếng khóc vọng vào. Cô nói, bế con đi rong một chút là con nín. Con trai ơi, cố lên chứ, mình là đàn ông mà, không thể nào bi luỵ.
Nhật kí của hôm nay phải ngày khác mới viết vì đến chiều mẹ mới biết. điểm lại hoạt động của ngày hôm qua.
16h30 mẹ rời công ty, về sớm hơn thường lệ và lượn qua hàng hoa mua một lẵng 100K để tặng cô. Lúc đó cũng là lúc cô gọi điện nói các cháu khác đều đã được phụ huynh đón mà sắp đến tiết mục của cô rồi. Thế là mẹ phi hết tốc lực, gãy cả cành hoa để về trường. Con đang được cô bế, vì không khí rộn ràng với đàn, trống, múa hát nên con không buồn, lắc lư đầu theo điệu nhạc. Con theo mẹ, thơm vào má, vào mắt mẹ, vuốt tóc mẹ đầy tình cảm, rất dịu dàng và âu yếm. Con cùng mẹ trao lẵng hoa cho cô.


Photobucket


Các cô hát rất say mê, có cả bài hát riêng về trường Đồ rê mí, con cũng nghe hát, cô Dung còn ôm con hát bài "Đất và cây"

Photobucket


Con ngồi giữa rất nhiều chị lớn hơn, các chị ấy xúng xính này yếm, này váy, này tóc đuôi gà trông rất đáng yêu. Con giơ tay chụp ảnh xì tin, con sờ tay một chị lớn, con lăng xăng kéo mẹ len qua đám đông...

Photobucket


Hết văn nghệ là đến tiệc buffe, nào cá chiên xù, nào bò xiên nướng, này xúc xích, này thịt nguội, nào xôi cốm, bánh mỳ, nào chả nem, salad, này là khoai tây chiên, còn bánh ngọt, nào đồ uống, nào hoa quả tráng miệng. Đồ ăn rất nhiều, nêm vừa miệng, rất dễ ăn. Con sà vào nếm đủ món, món nào cũng nhè ra, nhăn mặt nói cay, mỗi bò nướng là con ăn hết miếng này đến miếng khác, chủ yếu là mút tí nước còn lại là đút vào mồm mẹ. Mẹ thì chả ăn được mấy, tay bế con, vai đeo túi, còn ba lô của con và kè kè máy ảnh.

Photobucket


Sau đó lại vào trong lớp của con, con lưu luyến lại leo lên ô tô để lái, đeo ba lô tung tăng đi lại trên sân khấu.

Photobucket


tiệc chưa tàn thì thấy điện thoại của ba con, ra lệnh phải đưa con về vì chờ lâu rồi. Mẹ quýnh quáng đưa con về vì không muốn tước đi cơ hội ba con gặp gỡ nhau, rơi cả túi quần ướt của con ở đâu đó. Mà ba con thì đến là buồn cười, trường con cách nhà ngoại không xa mà không thèm đến. bà ngoại hỏi xem có muốn thăm trường cho biết thì chở bà đi thì trả lời bà khủng khỉnh rằng: Không, bà muốn đi thì tự đi, sang mà nhờ ông thích chở đi vì ông ấy rỗi. Không thể hiểu nổi đấy lại là ba con, lại là người mà từng gọi bà ngoại là mẹ, mà thôi chả nhắc nữa, nếu ba con mà cư xử ra hồn thì làm gì có ngày hôm nay đâu con.Về nhà, gọi ba và lao ngay lên con ngựa bập bênh có bánh xe mà ông dung bà Nhẫm mới mang sang cho, nói là bố Anh hư thân và chê hấp ba, sau đó thì nằm lăn ra thềm nhà.

Photobucket


rồi đến tối lại hát hấp ông, hấp bà, hấp cậu, hấp Hạnh, hấp Thuỷ, hấp cụ ầm ĩ. Hư thế mà cô giáo khen là ngoan, ăn ngoan , ngủ ngon. Lớp có 5 bạn, 3 ngoan 2 hư. con là bé ngoan, ngày đầu thế là ổn. Bonus thêm chuyện rất ngoài lề. Nhìn thấy ông Tuấn cầm dao đi qua, con túm chim và bảo: Ông Tuấn cắt chim, mà lại ngọng thành cắp chin lên mãi tây mới hiểu được đấy.Sáng nay đòi mẹ lấy cho con ốc biển, áp vào tai và nói: ù, ù. Dạo này cũng hay hát bài tiếng chày trên sóc Bom Bo.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Ngày đầu tiên đi học

Ngày đầu tiên đi học, mẹ không dắt tay con đến trường. Mẹ chở bà ngoại, ông ngoại chở con, hôm nay khai giảng, ngày đầu tiên của trường, ngày đầu tiên của cô, ngày đầu tiên của con và bao háo hức, hồi hộp, pha chút lo lắng của mẹ và gia đình.
Trường chưa hoàn thiện tầng II nhưng đã sạch sẽ lắm rồi, không thấy mùi vôi vữa nồng khó chịu như mẹ nghĩ, may con nhỉ.
Vì con là một em bé ngoan và có tính độc lập cao nên con không lạ lẫm trước một môi trường mới, một không gian mới.Trường của con đây, trường mầm non tư thục Đồ Rê Mí.


Photobucket


Con ngó nghiêng xem bà khai hồ sơ học, rồi tò mò xem các đồ chơi dặt trước cửa lớp.


Photobucket


Con vào lớp, lớp học sạch và thoáng, còn có cả camera để theo dõi hoạt động của cô và cháu. Ngày đầu tiên, có một con đi học thôi nhưng có đến hai cô giáo.Thích thật, con vốn không theo người lạ nhưng trường hợp đặc biệt hôm nay là cô giáo, con theo luôn, cười tít mắt và ngồi ngay vào cái ô tô có trong lớp để lái, chạy tới, chạy lui. chụp ảnh với cô giáo và bà với mẹ và ông ngoại này.

Photobucket


Photobucket


Chiều nay mới chính thức làm lễ khai giảng, sân vẫn đang được lát gạch, hình của người đứng bên phông lễ khai giảng nhé là hình của cô hiệu trưởng nhé.

Mẹ và ông bà đi về, con nói : Không và chỉ xuống đất cạnh con: ngồi đây. Thấy mặt con cũng phụng phịu nhưng không thấy " em mắt ướt nhạt nhoà". Mẹ và bà nói con ngồi chơi với hai cô để mẹ đi đóng tiền học, chiều về sẽ đón con, thế là con vẫy tay bye bye mẹ với ông bà luôn. Ngày đầu như thế đó, chiều nay mẹ sẽ xin về sớm, sẽ mua hoa tặng cô hiệu trưởng nhân ngày đầu năm học mới, sẽ lại ôm con trọn vẹn yêu thương.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010


Con đang có biểu hiện hư, cái biểu hiện này làm mẹ thấy lo quá đỗi. Mẹ cũng biết, trẻ con tầm con đang bắt đầu hình thành cái tôi, bắt đầu muốn chứng tỏ mình không còn là con vẹt nên bắt đầu phản ứng. Cái sự hư của con biểu hiện thế này. Co không chịu đi tắm, dỗ dành mãi caon mới đòng ý, chiêu dụ của mẹ là để con tự chọn quần áo để mặc sau khi tắm, đưa cho con cái ca để múc nước khi ngồi tắm trong chậu. Ấy thế mà lúc tắm, con lại cứ nhảy lên nhảy xuống đòi mở cái nắp đậy toilet rồi lại đóng, mẹ sợ con sẽ múc nước trong đấy ra thì bẩn nên thành ra cứ hét lên như còi. Vật lộn mãi mới tắm xong cho con thì lại đến lúc con ăn vạ kiểu mới. Mẹ nhận thấy là con đang tỏ ra vô cùng thiếu kiên nhẫn( hệt như cậu Lâm ngày bé), cứ không làm được việc gì là lại nhẹt mồm ra khóc ăn vạ. Còi xe không kêu, chưa kịp kêu, con khóc, rồi con bẻ lái, giật cái vô lăng ầm ầm như thể như thế thì còi sẽ kêu, nếu kêu thì cười ngay, không kêu là lại khóc. Ôi, sao mà "ghét"!
Photobucket


Photobucket


Con đi ăn hàng mà không chịu ngồi ăn, cứ đòi ngồi ở hành lang, bà ngoại ăn xong phải ra bế con cho mẹ ăn, ảnh này chụp ở hành lang của gà Mạnh Hoạch ở hải Dương, rút kinh nghiệm, hôm trước mẹ đi ăn chia tay bác Cương bạn mẹ có học bổng đi học tiến sỹ ở Nhật, bạn mẹ có vài người cho con theo mà mẹ để con ở nhà, là vì sợ con lại đòi ngồi ngoài đường thay vì bên bàn ăn như cái ảnh dưới đây.
Photobucket


Cụ gọi con là Tùng teng, bảo con ạ, con trả lời: không, ứ ừ và mẹ nói mãi con mới ạ. Uống sữa, thấy ông Tuấn, ông bảo con chào, con giả vờ điếc, không nghe thấy gì, không nhìn thấy ai, tỉnh bơ tu sữa.Mẹ đi làm về, nhìn thấy mẹ, đang ngồi trong lòng dì Dương, con gọi Thuỷ, mẹ đang hí hửng thì con phang ngay từ hấp làm mẹ tiu nghỉu. Mẹ không thích cách ông Tuấn cưng nựng chơi đùa với con, ông dậy con cách hút thuốc lào, ông nói bậy, ông nói: Xéo và con cũng chỉ tay nói xéo hùng dũng...mẹ biết ông rát quý con nhưng mẹ không thích con ăn nói kiểu đấy, chỉ tự dặn lòng ít cho con sang chơi nhà ông hơn, chờ con lớn đã vì bây giờ con vẫn đang bắt chước kiểu con vẹt. Hết hư con lại ngoan ngay, mẹ gọi: Tùng ơi, con dạ ngọt ngào. Mẹ hỏi Tùng có ngoan không? con trả lời có, mẹ hỏi có đi xem múa sư tử không?on bảo có, rồi nói sư tử, bây giờ tối nào cũng đi xem. Hôm qua con móc túi mẹ để lấy tiền cho mấy anh múa sư tỉư mà mẹ không mang theo tiền, con chìa tay xin khắp lượt được 2000 của cô Hương nhà bà Nhượng rồi cho vào rổ đựng tiền của mấy anh ấy. Con sang nhà bà Hạnh, trèo lên cái đồng hồ con tí để cân, ngồi bên đống dây điện, hai tay cuộn vòng kiểu đang lái xe ô tô, mồm kêu dỉnnnnnn, con tập thể dục kiểu bà ngoại: vẫy tay và đá chân, tập kiểu bà nội: bấm huyệt, vỗ cổ, lưng, chân, tay thành thạo đủ bài nhưng mẹ chỉ chụp được mỗi kiểu vẫy tay thôi, thấy máy ảnh là con dừng ngay, để lúc khác chụp rồi post lên vậy.
Photobucket

Photobucket


Con bây giờ lúc hư, lúc ngoan,lúc dễ bảo, lúc ương bướng, lúc hiền lành, có lúc lại đánh người lớn, mẹ mong sao con sẽ qua nhanh giai đoạn ẩm ương này, để mẹ không bao giờ phải quát hay dùng vũ lực với con.Post thêm mấy cái scrap mẹ làm nữa nhé, rượu cũ bình mới thôi.

Photobucket


Photobucket


Photobucket

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Tối thứ bẩy và ngày chủ nhật của con

Tối thứ bảy, dân tình lại tụ tập nhau ngoài ngõ, xem múa kì lân,có đến 5 con lân đủ sắc nhưng hoành tráng nhất là con lân trắng, mắt chớp đèn, các anh múa mặc quần trắng có rua trông cứ như sư tử thật ấy. Con cũng nhiệt tình góp mặt. Lúc đầu khi các anh múa cho sư tử vờn con, con bám lấy mẹ và nói: sợ nhưng khi đã quen hơn thì con không ngần ngại mà ngồi ngắm nghía. Hôm nay rút kinh nghiệm con mang theo 5000 để cho.


Photobucket


Photobucket


Con lăng xăng chạy khắp nơi, rồi đủn dì Hoa về không cho dì xem, qua nhà dì, con ghé vào bật đèn lên học.Dì Ly đang học, ngồi có một cái đệm, quá thấp để con có thể ngồi nên con tự mình khệ nệ bê thêm đệm, lấy bút của dì để ngồi học.

Photobucket


Dạo này hay đi dép người lớn đủ thể loại, 5 phân cũng đi, 7 phân cũng xỏ, điệu đà nện guốc của dì Dương đi lộc cộc khắp nhà, sau khi kết thúc việc học tập, con tắt đèn và ra quán net thị sát xem dân tình chơi ra sao. Thấy cái bàn bị bong, con chỉ và nói: hỏng.Máy tính bị tắt, con bấm phím, rồi di chuột, không hiệu quả, con quan sát xung quanh xem mọi người làm thế nào và tặc lưỡi ngồi lòng một chú vì máy tính của chú vẫn đang bật.
Photobucket
.

Rồi lại ra xem múa sư thủ, phải đến tận 21h30 con mới đi ngủ dẫu cho ngáp dài ngáp ngắn từ tận 20h30. Hứa hẹn một đêm ngon giấc. Sáng chủ nhật, con bình minh lúc 6h30 sáng, nằm với mẹ nhưng 7 h mới chịu xuống dưới nhà.Sau khi uống sữa, rửa mặt, con lấy chổi quét nhà, rồi cũng lăng xăng tỏ vẻ cắm cơm,ổ cắm là...lỗ mũi của mẹ mới khiếp chứ.
Photobucket


Trưa đến, trời mưa, hai mẹ con che ô sang nhà ông Tuấn vì ở nhà con kiên quyêt không ngủ, tưởn rằng dì Hoa sẽ ru được con nhưng với đạo cụ là ô, con lại hớn hở trong vũ khúc với ô.

Photobucket


Con lũn cũn như một cây nấm, cái ô quá to và dài, mẹ với các dì vừa lo con vấp ngã lại vừa buồn cười khi thấy con khoái trí nghịch ô. Hết màn múa ô là màn bạo lực, con cứ chê các dì hư, hấp và đánh dì. Lại còn lao vào đá dì Ly và nói đá nữa chứ, các dì bảo tùng hư, trói lại, mang dây buộc tíc ra để trói con nhưng con thoát ra dễ dàng. Chỉ vài cái cụa tay, rút một tay ra, tay kia rũ một cái là ổn ngay. Lấy dây trói, vì các dì sợ không dám trói chặt nên con cũng cựa quậy một lúc rồi rút chân ra để tự giải cứu mình.
Photobucket


Thấy không con, đánh làm các dì co cả người vào vì sợ đấy, nhưng mọi người vẫn yêu quý con lắm lắm tại dù có bạo lực con vẫn làm theo kiểu rất dễ thương, xong lại ra ôm hôn thắm thiết để an ủi nạn nhân, lại đội mũ bảo hiểm cười ngất để làm trò, lại đái dầm rồi xoạc chân... Chiều đến, mẹ gọi taxi để hai mẹ con đi vườn trẻ. Chơitàu rồng ở trên không, tại có mỗi hai mẹ con, tàu chạy trên cao, lắc mạnh mỗi khúc quanh để tạo cảm giác mạnh nên con sợ. Ôm lấy mẹ, con mếu máo khi đi được nửa chặng và nói: sợ, thế là dù mua vé hai lượt, mẹ con mình cũng chỉ chơi một lượt thôi. Đang câu cá thì ba đến,sau đó con chơi nhà bóng, ba đứng ngoài cổ vũ, hai mẹ con trượt máng và ném bóng chút xíu rồi ra. Con đòi đi tàu dưới đát, ba lượt. Đi đu quay, sáu lượt. Câu cá,2 lượt, đi xe lắc: 1 lượt, vào nhà gương...18h21 con mới chịu rời vườn trẻ, vẫn được ba mua cho một con chó hơi để mang về, ba gọi taxi, hai mẹ con goodbye ba rồi về nhà. Con tả cho bà ngoại vườn trẻ có: chó, ba,...Hic, cả buổi chiều, đọng lại có thế thôi đấy. Mãi sau con mới nói: bóng, tô, tàu, cá và khoanh tay kêu dỉnnnnnnnn. Hết ngày chủ nhật.

Sắp trung thu

Sắp trung thu rồi con ạ, cứ vào buổi tối, các anh học sinh cấp I lại tụ tập múa lân. Hai cái đầu lân làm khá cầu kì, cả rua và đuôi nhé, tiếng trống gõ cắc tùng, tiếng nói cười râm ran, những cái ngoáy đầu lân không hề chuyên nghiệp nhưng làm con thích thú và gợi lại cho mẹ cả một tuổi thơ sôi động. Ngày mẹ bé, tối nào cũng đi theo đội múa lân đi khắp xóm, háo hức xem những ông địa cầm quạt mo để quạt, những người múa gậy, ai đó phun lửa bằng cách ngậm xăng vào mồm, phun lên khi quẹt lửa và sau đó ăn lá dâu da để khử mùi...Mấy anh múa lân ngày nay nhỏ hơn tuổi của mẹ ngày xưa,múa cũng chưa bằng các ác múa lân thời mẹ, càng không thể so được với những đội múa lân chuyên nghiệp kiếm tiền bây giờ nhưng trong mắt con, mẹ đọc được cả một trời háo hức. Con đi chân đất xuống đường, miệng cười, mắt long lanh, hay tay giơ lên xuống nhịp nhàng theo hiệu trống, cố mô phỏng cách các anh lớn múa lân. 9h tối, mẹ bế về đi ngủ mà con vẫn đầy luyến tiếc, nhất quyết nói không, mắng mẹ là hư và theo bất cứ ai trong nhà bà Hạnh chỉ để không phải về cùng mẹ. Về nhà, con biểu diễn múa lân cho ông bà ngoại xem, quay vòng, nói: sư tử.
Trung thu là vào rằm tháng 8 âm lịch, tháng dương là tháng 9, là mùa khai trường. Rộn rã tiếng trống trường chào đón năm học mới khắp nơi nơi, con cũng sắp bắt đầu mùa khai giảng đầu tiên trong cuộc đời mình. Mẹ tự hỏi không biết những ngày đầu đi học con có khóc không? Bởi lẽ con không bao giờ chịu đi cùng một người xa lạ mà con không biết rõ nhà người ấy. Mẹ tự hỏi, ngày đầu mẹ đưa con đến lớp, để lại con với trường, lớp, cô giáo, bạn bè...toàn những người con chưa một lần gặp mặt thì phản ứng của con thế nào. Mấy hôm nay, con đang làm quen với việc đeo ba lô, chiếc ba lô xinh xắn bằng nhựa an toàn mợ Hường mua tặng nhân dịp năm học mới. Hôm qua bà Hạnh bảo con cất quần áo vào ba lô, con mở khoá và nhặt không sót thứ đồ gì của con ở nhà bà Hạnh và cho vào ba lô rồi kéo khóa. Một cái quần mà lúc trước con bỏ ra ghế nhà bà con cũng chạy ra để lấy rồi cất vào ba lô. Bà Hạnh nói: thông minh thì thôi rồi nhưng mà chỉ muốn đánh, là vì dạo này con hay cắn bà, sưng cả vai, dù bà có phát vào đít con cũng vẫn không chịu nhả ra. con con hay đá bà ngoại, mồm nói đá. dù là đêm khuya hay sáng sớm, con cũng không quên điệp khúc hấp bà, hấp ông, hấp Thuỷ, cậu hư. Nhưng chỉ ngoại hư thôi nhé, không bao giờ con đồng ý cho mọi người nói nội hay ba con hư. vớt lại mỗi cái ông ngoại hỏi hấp là tốt hay xấu, con nói: tốt. Ờ, may mà con nói là tốt. Sáng ngủ dậy, không chịu xuống nhà ngay, còn nằm với mẹ, thơm mẹ. Nhìn lên ảnh cưới của mẹ, nói bố, mẹ hỏi bố nào? con nói: bố Anh. 19 tháng, con là thế đấy. Sắp trung thu rồi, sắp đi học rồi.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

19 tháng tròn

Thế là hôm nay con tròn 19 tháng, thời gian trôi như thoi đưa, bé con ngày nào giờ đã lớn, đã có thể ngồi, đi, chạy theo ý muốn, đã biết khóc hờn ăn vạ, đã có 16 cái răng và lại đang chuẩn bị mọc thêm răng hàm. 19 tháng, mẹ mơ màng nhớ lại con với những khóc cười hờn giận ngộ nghĩnh biết chừng nào.
19 tháng, con bắt đầu nói nhiều hơn, cả tràng tiếng Ý nên mẹ không dịch được, nhưng con tự sáng tác bài hát " hấp" với giai điệu du dương, chào 19 tháng, sáng dậy con hát thế này: Hấp ông, hấp bà, hấp bà, hấp ông. Sau đó có bổ sung thêm hấp Thuỷ cho thêm vần thêm điệu.
19 tháng, con có thể đi nhón chân làm người mẫu, cắm đầu xuống để nhảy hiphop, giơ tay hình chữ V để chụp ảnh xì tin, ngồi hay đứng cũng chéo chân thể hiện đẳng cấp người mẫu.Dư âm của chuyến đi Hà Nội với đi đu quay giúp cho con đứng dậy ngay cả trong đêm chỉ để quay người.
Con dỗi một cách rất ư thoải mái, kiểu nằm lên giường nhà bà Hạnh, bật quạt số to, ngã người trên đống chăn, chân tay giang thoải mái, mồm chu ra , mày cau lại. Ha ha, cái kiểu dỗi ấy khối người muốn làm khi đang mệt mỏi.
19 tháng, mẹ chẳng chụp một kiểu ảnh nào bởi chỉ mới hôm chụp nhật, con đã chụp rất nhiều trong chuyến đi Hà Nội.
Ghi lại để con nhớ lần thứ hai lên thủ đô.
chuyến đi lần này xe rộng thênh thang, 16 chỗ nên con tha hồ đi lên đi xuống, hậu quả là mẹ rã cả người.
Đầu tiên cả nhà đến nhà cậu Lâm-mợ Hường, hôm đấy ông bà ngoại em Lâm Tùng cũng ra, cả dì Dương và cậu Ngọc của em ấy nữa.
thành phần nhà mình hùng hậu, ông bà ngoại này, bà Ẩm, bà Nhẫm, bà Thơm, cậu sơn và mẹ con mình cùng ông lái xe nữa nhé.Tại lái xe không quen đường, nhà mình phải đi lòng vòng một đoạn, kết quả là cả chú Hải ( anh mợ Hường) và cậu Lâm đều phải phi xe ra đón. Đến nơi, con say sưa với cái bể cá ở tầng I, lấy cần câu của bạn Hải Anh và câu lũ vịt đã được buộc sẵn trên cần.

Photobucket


Gớm, từ tỉnh lẻ ra tthủ đô, con sung sướng với cái nhà bóng của bạn Hải Anh. Thật ra bạn ấy giữ của và đanh đá nên tát và cấu con nhưng với bản lĩnh đàn ông thời nay, con tát lại và đẩy bạn ấy nên cả hai thoả thuận chung sống hoà bình, nhờ thế em Lâm Tùng cũng tranh thủ ngồi ké trong nhà bóng.

Photobucket


Nhìn lại ảnh mà xem, cái chân kiễn cao cao là lúc biểu diễn đi người mẫu đấy, còn có cả ảnh lộ hàng nữa cơ, cả mẫu nam và mẫu nữ đều lộ hàng đấy nhé.
Photobucket


Rời phòng vui chơi cho trẻ, cả nhà lên phòng em Lâm Tùng, ăn hạt dẻ cười, mẹ không nghĩ cái mồm vỏ ron bé xinh của con lại ngậm được 8 cái hạt dẻ một lúc cơ đấy, thật là bái phục.
Photobucket


Mẹ chụp lại cái bảng cống hiến của cậu Lâm khi còn làm ở Tinh Vân để con xem.Sau này khi con lớn, con hãy học cậu để làm hết sức, tận tâm với công việc để khi đi người ta vãn phải cảm ơn và lưu luyến nhé.
Photobucket


Sau bữa trưa, cả nhà đi thăm em Hỉn vì em ấy phải đi viện TMHTW, nhân thể thăm nhà mới của em ấy. Dì Thuỳ, chao ôi là gày, chú Huy thì đen, em Hỉn cũng sút cân hơn hồi về dưới Hải Phòng. Mẹ quên máy ảnh trên xe nên chẳng có kiểu nào của con ở nhà dì cả. Hỉn thì ngủ, con cứ chỉ em và nói: Hỉn, Hỉn, vẫn còn nhớ chú Huy dù hiếm khi gặp, nói: chú Huy. Con ăn một bát cháo ở nhà em, uống ké một bình sữa, sau đó cả nhà thẳng tiến công viên Thủ Lệ. con lần đầu nhìn thấy cá sấu, già đẫy, vẹt, đà điểu, rùa cạn, công, vẹt...
Photobucket

Photobucket

Photobucket


Nhưng với con, tàu hỏa, đu quay thực sự hấp dẫn hơn chim thú rất nhiều.
Photobucket

Photobucket


Cố gắng chụp thêm vài kiểu bên bồn hao và đài phun nước là lại ra xe để về nhà. 


Photobucket


Photobucket


Cái ảnh này em Lâm Tùng chụp với bà ngoại em ấy trông rạng rỡ không.
Photobucket
chia tay em Lâm Tùng, chúng ta về lại Hải Phòng, điểm dừng chân trên đường là gà Mạnh Hoạch ở Hải Dương. con ngủ trên đường đi và thức giấc khi mọi người gần xong bữa, vì mải bế con nên mẹ chẳng chụp ảnh được, chụp mỗi một kiểu lúc bà ngoại cho con ăn bánh đa ở lan can. Về nhà, con vẫn ngủ, sáng hôm sau dậy mô tả đu quay là quay quay quay quay. Thế con nhé, khi nào có dịp, mẹ lại cho con đi chơi xa, để con có thể mở mang tầm mắt. chúc mừng con 19 tháng tròn với tràn ngập thương yêu.