Buổi tối của ngày đi Cát Cát, t ắm rửa xong là
hò hẹn đi ăn, ngay khu trung tâm, thật nhiều hàng quán, thơm nức mũi với
các món nướng như thịt lợn bản cuộn nấm nướng xiên, thịt chim nướng
xiên, cá suối nướng, thịt lợn cắp nách cuộn cải mèo nướng. mà cái cải
mèo, nướng kỹ thì đỡ chứ nướng qua thì wasabi của Nhật còn thua xa, cái
cay xộc thẳng lên khoang mũi, buốt lên đỉnh đầu, quay ngược trở lại mũi,
nước mắt ứa bờ mi mà ăn xong thấy người khoan khoái lạ.
Cơm lam nướng, kì thật ra món cơm lam vốn rất được ưa chuộng vì nó được nấu bằng gạo nếp nương, những đốt lam dài vẫn giữ nguyên nước trong đó, nhét gạo vào trong và nướng cho đến khi cơm thơm nức mũi, ấy thế nhưng giờ làm gì du khách được ăn gạo nếp nương, nghe dân đồn là toàn gạo dưới xuôi mang lên miền ngược, là gạo Thái Bình, ống cơm cũng được luộc cho chín rồi mới đem nướng nóng, tuy vậy ăn chấm muối vừng cũng vẫn thấy ngon.
Lọi nói vụ ăn ở quán thịt nướng, vừa ăn vừa thưởng thức các tiết mục múa xoè, rồi múa khèn của dân tộc, các bài hát đều mang âm hưởng núi rừng, đồ ăn ngon, mỗi tội con trai ngồi ngọ ngoạy không yên trên cái ghế nên ngã đập đầu vào bàn ăn bằng gỗ u lên một cục, răng cắn phải môi nên rớm máu làm mẹ vừa hoảng, vừa xót, vừa bực. Trên này không có đá, nên đành mượn cốc bia lạnh của chú cùng đoàn để chườm, con trai không cho chườm, cưỡng chế mới áp được cái cốc vào chỗ u cỡ 4 lần, vậy mà tịt luôn, lát sau mẹ hỏi thì nói con hết đau rồi, hết đau nhưng cái cằm bây giờ vẫn tím.
Tiệc tàn, đưa các con về ngủ, cậu Lâm lại lọ mọ đi mua thêm đồ nướng về, kéo ghế ra cửa phòng, vùă ngắm phố, vừa ăn đồ nướng, còn nói chuyện với chủ nhà trọ để biết bây giờ, đất Sa pa cỡ 100 M /m2.
Sáng, nhà cậu Lâm dậy muộn, hai mẹ con làm vệ sinh cá nhân rồi đi ăn sáng, không quên tranh thủ ra vườn hoa gần khu nhà nghỉ để chụp choẹt. Khuôn vieê rộng, con thoả mái sải chân tung tăng đây đó, lối đi rộng xung quanh các trảng cỏ:
Những cây liễu ven hồ rộng và rất nhiều những người dân tộc địu con, địu em đang chào mời du khách mua vòng bạc.
Sáng trong trẻo, cái lạnh không đủ làm người rùng mình nhưng cũng len lỏi dìu dịu vào da thịt nêếukhông khoác thêm áo len mỏng hay áo khoác, môi con trai hơi chuyển màu, ngắm sắc hoa hoàng hậu, hoa cúc rạng ngời trong nắng sớm, thấy sao mà khoan khoái .
Ngắm con tung tăng chạy trên những lối đi dọc quanh các bồn hoa, sà vào ngắm hoa này, tần ngần bên luốnghoa khác, cười khach khách sà vào thảm cỏ, mẹ thấy mình thật sáng suốt vì đã cùng con lãng du đến nơi này.
Quay về đợi em ăn sáng, con nằng nặc đòi mua mũ dân tộc mà đội xong trong đoàn ai cũng bảo giống vua Mèo.
Lần này có em đi cùng, khác nào hổ chắp thêm cánh, cả hai anh em mặc sức chạy chơi, tiếng cười phấn khích, tiéng hét vì quá khích làm khuấy lên cái không khí tĩnh lặng của buổi sáng vùng cao.
Chạy chán thì nghỉ chân trên những bậc thang, ôm và thơm em âu yếm
Quá khích đến độ lăn luôn ra sân để em bắt chước
Và trong lúc chờ em uống sữa thì con khăng khăng đòi đạp vịt, 40 K nửa tiéng đợi em uống hết sữa là mình lên vịt để dạp khắp hồ, tiếc là cả mẹ và mợ Hường dều phải xuống kèm hai anh em nên không có người chụp ảnh,
đạp lòng vòng quanh mặt hồ rộng nước xanh bàng bạc, ngắm núi non mờ xa, những cánh chim chao nghieng trên mặt nước chờ mồi, chiếc thuyền câu lững lờ ngồi buông lưới và những người ngồi vác cần câu dọc ven hồ
Rời vườn hoa mình đến chợ Sapa, nơi mẹ và mợ mỗi người sắm được cho mình một chiếc maxim thổ cẩm mà mặc lên rồi lúc về lại dưới xuôi, những người trên tàu hỏi xem mẹ có phải Người Mông không. đường ra chợ tấp nập người xe và vào chợ thì người như nêm cối, cái ống kính vốn thích hợp với chụp chân dung làm mẹ thấy hơi bức bối vì góc chụp hẹp, có lẽ lại phải đầu tư thêm len rộng nữa thôi.
Rời chợ, mình đi dọc theo vỉa hè nơi dẫn ra chợ tình và nhà thờ nhỏ, vỉa hè đầy những người bán đồ lưu niệm, bán hoa, bán chim...chợt hút vào màu hoa vàng rực ấm áp nổi bật trên thảm lá xanh mướt màu mát mắt
Vẫn muốn làm dáng
Rồi tiếp tục rảo bước thăm phố cầu Mây. mấy ngày ở Sa pa, ngày nào cũng mấy lượt đi về qua phố cầu Mây nơi mà người bản xứ gọi là phố Tây, san sát các nhà hàng, nhan nhản biển hiệu tiếng Anh, khung cảnh hoàn toàn đối lập với vẻ nhếch nhác thường thấy của những người bản xứ. Mà ở Sapa, đi đến đâu cũng phải quay về điểm xuất phát là chỗ nhà thờ trung tâm, nghĩa là lại rượt qua phố cầu mây, bởi lẽ các địa điểm đến thăm đều nằm trên những hướng khác hẳn với nơi đã đi, thế nên du khách tha hồ mà lượt đi lượt lại.
Mệt quá cái đôi chân này, ngồi xuống bậc thềm nghỉ ngơi, mệt quá không lê được rồi, nên đành ngồi lại đây thôi, củă nhà hàng nơi phố cầu Mây, ngồi sau khi đã xin phép
Và lại mua cho các con hai cái vong bạc vì con cứ giơ tay đòi mua
Mua xong, vừa đeo vào tay là con vứt đi luôn, nhặt lại đeo cho em Lâm Tùng
Rồi thì về lại khu nhà thờ để mua đồ cho hai anh em ăn cho đỡ đói
Về tập trung đoàn để đi ăn trưa, đến chiều còn đi cổng trời, sân mây, hàm rồng. Một buổi sáng thật là vui vẻ.
Cơm lam nướng, kì thật ra món cơm lam vốn rất được ưa chuộng vì nó được nấu bằng gạo nếp nương, những đốt lam dài vẫn giữ nguyên nước trong đó, nhét gạo vào trong và nướng cho đến khi cơm thơm nức mũi, ấy thế nhưng giờ làm gì du khách được ăn gạo nếp nương, nghe dân đồn là toàn gạo dưới xuôi mang lên miền ngược, là gạo Thái Bình, ống cơm cũng được luộc cho chín rồi mới đem nướng nóng, tuy vậy ăn chấm muối vừng cũng vẫn thấy ngon.
Lọi nói vụ ăn ở quán thịt nướng, vừa ăn vừa thưởng thức các tiết mục múa xoè, rồi múa khèn của dân tộc, các bài hát đều mang âm hưởng núi rừng, đồ ăn ngon, mỗi tội con trai ngồi ngọ ngoạy không yên trên cái ghế nên ngã đập đầu vào bàn ăn bằng gỗ u lên một cục, răng cắn phải môi nên rớm máu làm mẹ vừa hoảng, vừa xót, vừa bực. Trên này không có đá, nên đành mượn cốc bia lạnh của chú cùng đoàn để chườm, con trai không cho chườm, cưỡng chế mới áp được cái cốc vào chỗ u cỡ 4 lần, vậy mà tịt luôn, lát sau mẹ hỏi thì nói con hết đau rồi, hết đau nhưng cái cằm bây giờ vẫn tím.
Tiệc tàn, đưa các con về ngủ, cậu Lâm lại lọ mọ đi mua thêm đồ nướng về, kéo ghế ra cửa phòng, vùă ngắm phố, vừa ăn đồ nướng, còn nói chuyện với chủ nhà trọ để biết bây giờ, đất Sa pa cỡ 100 M /m2.
Sáng, nhà cậu Lâm dậy muộn, hai mẹ con làm vệ sinh cá nhân rồi đi ăn sáng, không quên tranh thủ ra vườn hoa gần khu nhà nghỉ để chụp choẹt. Khuôn vieê rộng, con thoả mái sải chân tung tăng đây đó, lối đi rộng xung quanh các trảng cỏ:
Những cây liễu ven hồ rộng và rất nhiều những người dân tộc địu con, địu em đang chào mời du khách mua vòng bạc.
Sáng trong trẻo, cái lạnh không đủ làm người rùng mình nhưng cũng len lỏi dìu dịu vào da thịt nêếukhông khoác thêm áo len mỏng hay áo khoác, môi con trai hơi chuyển màu, ngắm sắc hoa hoàng hậu, hoa cúc rạng ngời trong nắng sớm, thấy sao mà khoan khoái .
Ngắm con tung tăng chạy trên những lối đi dọc quanh các bồn hoa, sà vào ngắm hoa này, tần ngần bên luốnghoa khác, cười khach khách sà vào thảm cỏ, mẹ thấy mình thật sáng suốt vì đã cùng con lãng du đến nơi này.
Quay về đợi em ăn sáng, con nằng nặc đòi mua mũ dân tộc mà đội xong trong đoàn ai cũng bảo giống vua Mèo.
Lần này có em đi cùng, khác nào hổ chắp thêm cánh, cả hai anh em mặc sức chạy chơi, tiếng cười phấn khích, tiéng hét vì quá khích làm khuấy lên cái không khí tĩnh lặng của buổi sáng vùng cao.
Chạy chán thì nghỉ chân trên những bậc thang, ôm và thơm em âu yếm
Quá khích đến độ lăn luôn ra sân để em bắt chước
Và trong lúc chờ em uống sữa thì con khăng khăng đòi đạp vịt, 40 K nửa tiéng đợi em uống hết sữa là mình lên vịt để dạp khắp hồ, tiếc là cả mẹ và mợ Hường dều phải xuống kèm hai anh em nên không có người chụp ảnh,
đạp lòng vòng quanh mặt hồ rộng nước xanh bàng bạc, ngắm núi non mờ xa, những cánh chim chao nghieng trên mặt nước chờ mồi, chiếc thuyền câu lững lờ ngồi buông lưới và những người ngồi vác cần câu dọc ven hồ
Rời vườn hoa mình đến chợ Sapa, nơi mẹ và mợ mỗi người sắm được cho mình một chiếc maxim thổ cẩm mà mặc lên rồi lúc về lại dưới xuôi, những người trên tàu hỏi xem mẹ có phải Người Mông không. đường ra chợ tấp nập người xe và vào chợ thì người như nêm cối, cái ống kính vốn thích hợp với chụp chân dung làm mẹ thấy hơi bức bối vì góc chụp hẹp, có lẽ lại phải đầu tư thêm len rộng nữa thôi.
Rời chợ, mình đi dọc theo vỉa hè nơi dẫn ra chợ tình và nhà thờ nhỏ, vỉa hè đầy những người bán đồ lưu niệm, bán hoa, bán chim...chợt hút vào màu hoa vàng rực ấm áp nổi bật trên thảm lá xanh mướt màu mát mắt
Vẫn muốn làm dáng
Rồi tiếp tục rảo bước thăm phố cầu Mây. mấy ngày ở Sa pa, ngày nào cũng mấy lượt đi về qua phố cầu Mây nơi mà người bản xứ gọi là phố Tây, san sát các nhà hàng, nhan nhản biển hiệu tiếng Anh, khung cảnh hoàn toàn đối lập với vẻ nhếch nhác thường thấy của những người bản xứ. Mà ở Sapa, đi đến đâu cũng phải quay về điểm xuất phát là chỗ nhà thờ trung tâm, nghĩa là lại rượt qua phố cầu mây, bởi lẽ các địa điểm đến thăm đều nằm trên những hướng khác hẳn với nơi đã đi, thế nên du khách tha hồ mà lượt đi lượt lại.
Mệt quá cái đôi chân này, ngồi xuống bậc thềm nghỉ ngơi, mệt quá không lê được rồi, nên đành ngồi lại đây thôi, củă nhà hàng nơi phố cầu Mây, ngồi sau khi đã xin phép
Và lại mua cho các con hai cái vong bạc vì con cứ giơ tay đòi mua
Mua xong, vừa đeo vào tay là con vứt đi luôn, nhặt lại đeo cho em Lâm Tùng
Rồi thì về lại khu nhà thờ để mua đồ cho hai anh em ăn cho đỡ đói
Về tập trung đoàn để đi ăn trưa, đến chiều còn đi cổng trời, sân mây, hàm rồng. Một buổi sáng thật là vui vẻ.
Loạt ảnh này của Tùng yêu thật đấy chị ạ. Rất lung linh.