Rời Bái Đính, xe đi đến Phủ Giày, nơi thờ chúa
Liễu Hạnh. Tương truyền bà là tiên nữ con gái của Ngọc Hoàng do phạm lỗi
mà bị đày xuống trần gian.
Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy,là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,hướng dẫn viên có kể về chợ Viềng, chợ phiên mà một năm chỉ tổ chức có một lần vào đêm ngày 07/02. Ở chợ này, điểm đặc biệt là không nói thách vì những sản phẩm bán ở chợ đều là homemade, handmade, có nhà chỉ có một con gà cũng ôm đi chợ nhưng mà mình thì chẳng có cơ hội được đi. Thành ngữ có câu: Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ Cha là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.Ảnh này.
Dù là nhân tạo hay thiên tạo thì bao giờ các sơn trang cũng làm mình mê mẩn. Những cung, những động, những võng những rèm đá, với róc rách suối reo tạo cảm giác yên tĩnh và thư thái.
Cây chuối với buồng dài lê thê mà chả có thời gian để đếm xem bao nhiêu nải,
Có một người rất thành tâm cầu khấn.
Chụp ảnh với ngựa hồng và voi xám.
Rời Phủ giầy, không quên chụp ảnh trong cái nhà chuông ở giữa hồ.
Hết 40 phút ở Phủ Giầy, Lại hăm hở ra xe để đến với đền Trần. Đến với đền Trần, không thể không nói đến lễ hội Khai Ấn đến Trần được diễn ra vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm Lịch.Mỗi năm xin ấn một lần, không hiểu ấn cũ rồi để vào đâu nhỉ? Người ta tranh nhau xin ấn để cầu công danh và hạnh phúc. Thấy bảo ấn nên treo trong phòng làm việc nếu muốn cầu công danh, treo phòng ngủ nếu muốn cầu hạnh phúc nhưng tuyệt đối không nên treo ở cửa ra vào hay ban thờ vì uy lực từ ấn sẽ trấn không cho ông bà tổ tiên vào nhà. Hỏi ra, mới biết hầu hết dân mình nô nức đi xin ấn nhưng toàn treo ở bàn thờ gia tiên. Vào đến Trần, để tham quan một lúc ba ngôi đền Cố Trạch, thiên Trường và Trùng Hoa.
Đi qua sân lát gạch đồng tiền để vào trong đền.
Ai đó sải những bước dài hối hả.
Đền thiên Trường với bài vị của các vị vua Trần.
Những chiếc lư đồng đạt thẳng hàng ngoài sân đền.
Đi sang đền Cố Trạch, để thấy tượng đồng của các vị vua đời Trần, mấy năm trước còn vàng chóe mà giờ nước thời gian đã phủ màu đẹp thế. Mình thích tượng đúc ở đây, nét rất mềm mại, vừa thể hiện được thần thái uy nghi của các vị vua mà vẫn rất người, rất thực.
Phía tây đền Trần là đền Trùng Hoa mà tiền thân là chùa Trùng Quang, không nhớ chính xác bức phù điêu trên cửa là ở đền nào, còn cái bình đồng và khánh này thì có lẽ ở đền Trùng Hoa.
Rời đền Trần, mình đi bộ sang chùa Phổ Minh, cách đó đâu chừng 500m. Chùa Phổ Minh còn có tên là chùa tháp trong đó có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn tuyệt đẹp.
tháp Phổ Minh cổ kính với 14 tầng cao khoảng 17m, chân tháp và tầng 1 xây bằng đá, các tầng còn lại xây bằng gạch, tháp đang bị nghiêng. Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng. Lần nào đến cũng trầm trồ về kiến trúc Việt cổ và khâm phục bàn tay tài hoa của những người xây chùa, dựng tháp.
Bức ảnh duy nhất chụp chung với ba tùng trong cả chuyến đi, do ba Tùng đề nghị.
Cửa chùa toàn bằng gỗ, kiến trúc chùa cũng rất đẹp nên mình ngắm no cả mắt.
giá chuông gỗ cổ kính với bụi thời gian.
Trời đã chuyển về chiều, lại ra xe để tiếp tục hành trình về chùa Keo Thái Bình mà thời gian hết nên sẽ dành để kể trong entry kế tiếp.
Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy,là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,hướng dẫn viên có kể về chợ Viềng, chợ phiên mà một năm chỉ tổ chức có một lần vào đêm ngày 07/02. Ở chợ này, điểm đặc biệt là không nói thách vì những sản phẩm bán ở chợ đều là homemade, handmade, có nhà chỉ có một con gà cũng ôm đi chợ nhưng mà mình thì chẳng có cơ hội được đi. Thành ngữ có câu: Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ Cha là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.Ảnh này.


Dù là nhân tạo hay thiên tạo thì bao giờ các sơn trang cũng làm mình mê mẩn. Những cung, những động, những võng những rèm đá, với róc rách suối reo tạo cảm giác yên tĩnh và thư thái.






Cây chuối với buồng dài lê thê mà chả có thời gian để đếm xem bao nhiêu nải,

Có một người rất thành tâm cầu khấn.

Chụp ảnh với ngựa hồng và voi xám.



Rời Phủ giầy, không quên chụp ảnh trong cái nhà chuông ở giữa hồ.

Hết 40 phút ở Phủ Giầy, Lại hăm hở ra xe để đến với đền Trần. Đến với đền Trần, không thể không nói đến lễ hội Khai Ấn đến Trần được diễn ra vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm Lịch.Mỗi năm xin ấn một lần, không hiểu ấn cũ rồi để vào đâu nhỉ? Người ta tranh nhau xin ấn để cầu công danh và hạnh phúc. Thấy bảo ấn nên treo trong phòng làm việc nếu muốn cầu công danh, treo phòng ngủ nếu muốn cầu hạnh phúc nhưng tuyệt đối không nên treo ở cửa ra vào hay ban thờ vì uy lực từ ấn sẽ trấn không cho ông bà tổ tiên vào nhà. Hỏi ra, mới biết hầu hết dân mình nô nức đi xin ấn nhưng toàn treo ở bàn thờ gia tiên. Vào đến Trần, để tham quan một lúc ba ngôi đền Cố Trạch, thiên Trường và Trùng Hoa.

Đi qua sân lát gạch đồng tiền để vào trong đền.

Ai đó sải những bước dài hối hả.

Đền thiên Trường với bài vị của các vị vua Trần.

Những chiếc lư đồng đạt thẳng hàng ngoài sân đền.


Đi sang đền Cố Trạch, để thấy tượng đồng của các vị vua đời Trần, mấy năm trước còn vàng chóe mà giờ nước thời gian đã phủ màu đẹp thế. Mình thích tượng đúc ở đây, nét rất mềm mại, vừa thể hiện được thần thái uy nghi của các vị vua mà vẫn rất người, rất thực.


Phía tây đền Trần là đền Trùng Hoa mà tiền thân là chùa Trùng Quang, không nhớ chính xác bức phù điêu trên cửa là ở đền nào, còn cái bình đồng và khánh này thì có lẽ ở đền Trùng Hoa.

Rời đền Trần, mình đi bộ sang chùa Phổ Minh, cách đó đâu chừng 500m. Chùa Phổ Minh còn có tên là chùa tháp trong đó có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn tuyệt đẹp.

tháp Phổ Minh cổ kính với 14 tầng cao khoảng 17m, chân tháp và tầng 1 xây bằng đá, các tầng còn lại xây bằng gạch, tháp đang bị nghiêng. Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng. Lần nào đến cũng trầm trồ về kiến trúc Việt cổ và khâm phục bàn tay tài hoa của những người xây chùa, dựng tháp.

Bức ảnh duy nhất chụp chung với ba tùng trong cả chuyến đi, do ba Tùng đề nghị.

Cửa chùa toàn bằng gỗ, kiến trúc chùa cũng rất đẹp nên mình ngắm no cả mắt.



giá chuông gỗ cổ kính với bụi thời gian.

Trời đã chuyển về chiều, lại ra xe để tiếp tục hành trình về chùa Keo Thái Bình mà thời gian hết nên sẽ dành để kể trong entry kế tiếp.
- Í í, trốn Tùng đi chơi riêng mẹ nhé . Ba mẹ chụp hình chung đẹp thía mà. Mong Tùng được xem thêm nhiều nhiều hình ba mẹ chụp chung hơn nữa mẹ nhéReply this comment
- năm nay phát tài và nhiều sức khỏe mẹ nhé..đầu năm đi chùa vui mẹ nhỉ?Reply this comment
- Đi mấy ngày mà qua được nhiều đền chùa vậy mẹ? Oh...chụp với bố của con tri mà mẹ cười tươi nhưng tay cứ như bị thừa í lại còn thanh minh ba Tùng đề nghị nữa...he he. Còn ba Tùng thì...khỏi phải nói. Ba Tùng có đọc blog ko zậy mẹ?Reply this comment
- Tìm đỏ con mắt từ hôm qua đến giờ mới thấy 1 tấm chụp chung của ba mẹ và nhìn mặt là biết mẹ đang hạnh phúc lắm, Sơn Tùng cũng vậy, Sơn Tùng nhỉ?Reply this comment