Thời gian trôi tựa thoi đưa, ngoảnh đi ngoảnh lại con đã qua tháng thứ 28 được 2 ngày, công việc cuốn mẹ đi và hôm nay giật mình khi bóc lịch, ồ con trai đã thêm tháng tròn có lẻ rồi đây. Này thì tổng kết.
Chiều cao theo cô giáo đo thì con được 90cm chứ không phải 87.5cm như mẹ đo, có lẽ do con chùng chân nên mẹ đo không chuẩn hay con kiễng chân nên cô đo không chính xác, thôi thì đâu dó chiều cao trong khoảng này cũng là tạm ổn.
Con nặng 13.5kg mà khi bế con, lúc con vận sức giãy dụa thì mẹ khọm cả lưng, cứ tưởng con phải 15kg ấy chứ.
28 tháng, con thuộc thêm nhiều bài thơ, nhiều bài hát nhưng có những bài hát mẹ nghe không hiểu hết chẳng hạn thế này:
Em rửa mặt thật sạch, em chải răng trắng tinh, mẹ đưa em đến trường,...chim hót, líu lo líu lo....bé khoẻ bé ngoan ( cô bảo ở lớp con hát hết).vốn bài hát của con đâu đó vài chục bài từ điệu cò lả đến bài hát truyền thống của trường hay những ài hát trong chuông trình, cá biệt còn có em ơi bình yên nhé và con đường mưa của Cao thái Sơn.
Hôm trước thấy con chuyển giọng thào thào nói: Tôi khát nước quá, khát khô cả cổ rồi, cho tôi xin hớp nước rồi bảo rằng đó là chuyện Tích chu.
Tháng này con ăn tốt, buổi tối thì đi ngủ muộn hơn. Mẹ đã không còn phải nấu ăn riêng cho con, tuy con không chịu ăn rau và đa dạng món nhưng con cũng có thể ăn được một bát cơm vào buổi tối theo chế độ cơm nhà dành cho người lớn, đặc biệt thích gặm cánh gà và chân gà, thịt lợn thì thích ăn thịt mỡ, thích ăn canh tôm biển nấu rau cải, mắm tép chưng thịt và bầu xào.Con cũng thích ăn xúc xích , trứng cút luộc và trứng vịt lộn. Ra quán ăn sáng tự gọi chủ quán bảo: Em ơi cho bát bún tôm hay cho con một quả trứng thịt lợn ( vịt lộn mà nghe nhầm nên gọi thế, em là bác Yến chủ quán mà có lần con chào bác bằng cách rao: ai bún đây)
Dạo này con rất bướng, nói không nghe, luôn tự làm theo ý mình, cực bẩn. Một ngày chủ nhật ở nhà phải thay đến bốn bộ quần áo vì quá bẩn, cứ tự n hiên nằm lăn ra đất, miết tay xoa xoa trên sân và rồi nhanh như cắt bỏ những thứ tìm thấy trên sân vào mồm nhưng lại khóc lóc phản đối khi phải tắm hay đánh răng. Mẹ cưỡng chế đi tắm là than khóc kêu trời thế này: Trời ơi, có ai cứu tôi không hay đe doạ mẹ: con chết đây.
Mẹ mắng hư thì bảo: Sao mà mẹ hư thế, mẹ hư nhất trên đời rồi sau đó lại nói: mẹ ơi con yêu mẹ lắm, mẹ ơi con ngoan như thế này cơ mà.
ăn ngon con khen: cái này ngon thế nhỉ, đúng thật là ngon rồi. Khi nịnh bà ngoại nói: Mẹ ngoại ơi con yêu mẹ ngoại lắm.
Con thích làm thợ sửa xe nên cứ đi xe được một lát là lại đẩy đổ ra và nói: hỏng rồi, Tùng sửa xe,sau khi quay bánh, lắc đầu thì dựng lên mà nói xong rồi và đi tiếp, hậu quả là cái ốc ở cổ xe ếch mới mua đã văng mất nên xe giờ rất lỏng lẻo.
Cắn mẹ, mẹ lấy tay véo vào chân thì nói: Mẹ ơi mẹ đừng cấu con, con đau lắm mẹ ạ. Nghe con nói xong phì cười, lòng dạ nào mà đánh con nữa.
Chào 28 tháng, con đã thực hiện bộ ảnh nude vì môi trường mà vì tính tế nhị, mẹ chỉ đưa lên vài bức kín đáo nhất, mọi tư thế do con tự biên tự diễn còn mẹ buồn cười quá nên cầm máy lưu lại, không cái nào hở cái không cần hở nhưng những bức hình con nude như Ngọc Quyên thì mẹ lưu lại cho riêng mình.
Câu chuyện chủ đề cho 28 tháng là khi thày giáo của bà ngoại đến thăm nhà mình hôm chủ nhật. thày Phạm Ngà,phó chủ tịch hội VHNT Hải Phòng, hội viên hội nhà văn việt Nam. Mình gọi là ông giáo con nhé. Khi ông giáo đến cùng với bạn học thời cao đẳng của bà ngoại ngày xưa, ông Bỉnh nguyên là lớp phó còn bà ngoại là lớp trưởng của lớp cao đẳng đấy, con đã có những câu nói hi hữu.
Con thích ăn kem nên mời: Con mời các ông ăn kem, ông ăn kem đi ông
Và chính vì con mời mau mắn thế nên ông Bỉnh mới thú thật rằng, đã quá lâu rồi không ăn kem vì nó nhỏ nhặt quá trong guồng sống, hôm nay ăn lại thấy kem ngon.
Con chụp ảnh và mời, ông ơi ông chụp ảnh đi, ông ra đây chụp ảnh. Thế nên mới có bức hình con chụp cùng ông giáo, những tấm hình nhà mình chụp cùng ông, ngày chủ nhật, có hai thế hệ nhà giáo và hai thế hệ học trò góp mặt, là ông giáo, bà ngoại, ông Bỉnh cũng là hiệu trưởng một trường trung cấp và rất giỏi,thêm cậu Khiêm học trò của bà ngoại nữa, thày trò nhiều thế hệ ngồi ôn cố tri tân
Chụp ảnh cùng ông giáo
Ông giáo bên hoa mai
Con và hoa mẫu đơn, một khoảng trời cao xanh phiá sau, những bóng nắng của cây rèm hoàng hậu nhảy nhót trên tường và con với cây kem ăn dở.
Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, hội ngộ rồi lại chia xa, ông giáo và ông Bỉnh không ở lại dùng cơm mà tặng ông bà ngoại tập trường ca mà ông giáo mới xuất bản. Như mọi khi con vẫn thường giữ khách ở lại chơi ăn cơm nhưng lần này con hỏi: Ông ơi sao ông không về đi. Khi các ông về mẹ hỏi các ông về con nói thế nào, con nói luôn: Con mời các ông về
Cả nhà xấu hổ, bà ngoại nói đỡ rằng con còn nhỏ chưa biết cáh dùng từ, ông Bỉnh nói hài hước thêm vào một từ: Con mời các ông về cho làm ai cũng ôm bụng vì cười.
Con đã chào 28 tháng bằng một câu chuyện buồn cười như thế đấy. Hãy ngoan nhiều hơn hỡi chàng trai của mẹ.
Còn đây là ảnh chụp ảnh cùng em
Yêu con ngút ngàn.
Chiều cao theo cô giáo đo thì con được 90cm chứ không phải 87.5cm như mẹ đo, có lẽ do con chùng chân nên mẹ đo không chuẩn hay con kiễng chân nên cô đo không chính xác, thôi thì đâu dó chiều cao trong khoảng này cũng là tạm ổn.
Con nặng 13.5kg mà khi bế con, lúc con vận sức giãy dụa thì mẹ khọm cả lưng, cứ tưởng con phải 15kg ấy chứ.
28 tháng, con thuộc thêm nhiều bài thơ, nhiều bài hát nhưng có những bài hát mẹ nghe không hiểu hết chẳng hạn thế này:
Em rửa mặt thật sạch, em chải răng trắng tinh, mẹ đưa em đến trường,...chim hót, líu lo líu lo....bé khoẻ bé ngoan ( cô bảo ở lớp con hát hết).vốn bài hát của con đâu đó vài chục bài từ điệu cò lả đến bài hát truyền thống của trường hay những ài hát trong chuông trình, cá biệt còn có em ơi bình yên nhé và con đường mưa của Cao thái Sơn.
Hôm trước thấy con chuyển giọng thào thào nói: Tôi khát nước quá, khát khô cả cổ rồi, cho tôi xin hớp nước rồi bảo rằng đó là chuyện Tích chu.
Tháng này con ăn tốt, buổi tối thì đi ngủ muộn hơn. Mẹ đã không còn phải nấu ăn riêng cho con, tuy con không chịu ăn rau và đa dạng món nhưng con cũng có thể ăn được một bát cơm vào buổi tối theo chế độ cơm nhà dành cho người lớn, đặc biệt thích gặm cánh gà và chân gà, thịt lợn thì thích ăn thịt mỡ, thích ăn canh tôm biển nấu rau cải, mắm tép chưng thịt và bầu xào.Con cũng thích ăn xúc xích , trứng cút luộc và trứng vịt lộn. Ra quán ăn sáng tự gọi chủ quán bảo: Em ơi cho bát bún tôm hay cho con một quả trứng thịt lợn ( vịt lộn mà nghe nhầm nên gọi thế, em là bác Yến chủ quán mà có lần con chào bác bằng cách rao: ai bún đây)
Dạo này con rất bướng, nói không nghe, luôn tự làm theo ý mình, cực bẩn. Một ngày chủ nhật ở nhà phải thay đến bốn bộ quần áo vì quá bẩn, cứ tự n hiên nằm lăn ra đất, miết tay xoa xoa trên sân và rồi nhanh như cắt bỏ những thứ tìm thấy trên sân vào mồm nhưng lại khóc lóc phản đối khi phải tắm hay đánh răng. Mẹ cưỡng chế đi tắm là than khóc kêu trời thế này: Trời ơi, có ai cứu tôi không hay đe doạ mẹ: con chết đây.
Mẹ mắng hư thì bảo: Sao mà mẹ hư thế, mẹ hư nhất trên đời rồi sau đó lại nói: mẹ ơi con yêu mẹ lắm, mẹ ơi con ngoan như thế này cơ mà.
ăn ngon con khen: cái này ngon thế nhỉ, đúng thật là ngon rồi. Khi nịnh bà ngoại nói: Mẹ ngoại ơi con yêu mẹ ngoại lắm.
Con thích làm thợ sửa xe nên cứ đi xe được một lát là lại đẩy đổ ra và nói: hỏng rồi, Tùng sửa xe,sau khi quay bánh, lắc đầu thì dựng lên mà nói xong rồi và đi tiếp, hậu quả là cái ốc ở cổ xe ếch mới mua đã văng mất nên xe giờ rất lỏng lẻo.
Cắn mẹ, mẹ lấy tay véo vào chân thì nói: Mẹ ơi mẹ đừng cấu con, con đau lắm mẹ ạ. Nghe con nói xong phì cười, lòng dạ nào mà đánh con nữa.
Chào 28 tháng, con đã thực hiện bộ ảnh nude vì môi trường mà vì tính tế nhị, mẹ chỉ đưa lên vài bức kín đáo nhất, mọi tư thế do con tự biên tự diễn còn mẹ buồn cười quá nên cầm máy lưu lại, không cái nào hở cái không cần hở nhưng những bức hình con nude như Ngọc Quyên thì mẹ lưu lại cho riêng mình.



Câu chuyện chủ đề cho 28 tháng là khi thày giáo của bà ngoại đến thăm nhà mình hôm chủ nhật. thày Phạm Ngà,phó chủ tịch hội VHNT Hải Phòng, hội viên hội nhà văn việt Nam. Mình gọi là ông giáo con nhé. Khi ông giáo đến cùng với bạn học thời cao đẳng của bà ngoại ngày xưa, ông Bỉnh nguyên là lớp phó còn bà ngoại là lớp trưởng của lớp cao đẳng đấy, con đã có những câu nói hi hữu.
Con thích ăn kem nên mời: Con mời các ông ăn kem, ông ăn kem đi ông

Và chính vì con mời mau mắn thế nên ông Bỉnh mới thú thật rằng, đã quá lâu rồi không ăn kem vì nó nhỏ nhặt quá trong guồng sống, hôm nay ăn lại thấy kem ngon.
Con chụp ảnh và mời, ông ơi ông chụp ảnh đi, ông ra đây chụp ảnh. Thế nên mới có bức hình con chụp cùng ông giáo, những tấm hình nhà mình chụp cùng ông, ngày chủ nhật, có hai thế hệ nhà giáo và hai thế hệ học trò góp mặt, là ông giáo, bà ngoại, ông Bỉnh cũng là hiệu trưởng một trường trung cấp và rất giỏi,thêm cậu Khiêm học trò của bà ngoại nữa, thày trò nhiều thế hệ ngồi ôn cố tri tân

Chụp ảnh cùng ông giáo



Ông giáo bên hoa mai

Con và hoa mẫu đơn, một khoảng trời cao xanh phiá sau, những bóng nắng của cây rèm hoàng hậu nhảy nhót trên tường và con với cây kem ăn dở.




Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, hội ngộ rồi lại chia xa, ông giáo và ông Bỉnh không ở lại dùng cơm mà tặng ông bà ngoại tập trường ca mà ông giáo mới xuất bản. Như mọi khi con vẫn thường giữ khách ở lại chơi ăn cơm nhưng lần này con hỏi: Ông ơi sao ông không về đi. Khi các ông về mẹ hỏi các ông về con nói thế nào, con nói luôn: Con mời các ông về
Cả nhà xấu hổ, bà ngoại nói đỡ rằng con còn nhỏ chưa biết cáh dùng từ, ông Bỉnh nói hài hước thêm vào một từ: Con mời các ông về cho làm ai cũng ôm bụng vì cười.
Con đã chào 28 tháng bằng một câu chuyện buồn cười như thế đấy. Hãy ngoan nhiều hơn hỡi chàng trai của mẹ.
Còn đây là ảnh chụp ảnh cùng em


Yêu con ngút ngàn.
cái chắc
Nên gọi bộ ảnh của Tùng là nuy để bảo vệ xe chứ ko phải bảo vệ môi trường đâu mẹ hén!
Đọc bài này cảm động lắm mẹ Tùng ạ! Ông giáo đã già thế mà vẫn đến thăm học trò. Mấy thế hệ nhà giáo gặp lại nhau, thế hệ bọn mình có được thế ko nhỉ? (mình hỏi thăm đám bạn cũ, hầu như chúng nó chả còn liên lạc gì với cô giáo cũ, chỉ tụ tập nhau ăn uống cũng gọi là họp lớp, hic)
2 mẹ con Tùng sướng thế, vẫn được ở với ông bà ngoại à? Nhà ông bà ở đâu sao thấy con đường quen thuộc thế?