Thế là hôm nay con đã tròn 26 tháng, mẹ cũng thường cập nhật chuyện của con nhưng trong một ngày tròn trịa thế này cho một tháng mới, mẹ không muốn bỏ lỡ việc tổng kết tháng cho con.
26 tháng, có gì mới mẻ hỡi chàng trai của mẹ?
Sức khỏe ư? Mẹ vốn là người không có thói quen nói trộm vía ngay từ khi con ra đời, mẹ khen con đẹp, mẹ nói con khỏe mà cả năm trời mẹ không thấy bị vía van gì hết nhưng mà kể từ hồi 2 tuổi đến giờ, ốm đau cũng thỉnh thoảng ghé thăm con, mấy hôm nay lại bị ho và biết rõ là con có đờm trong cổ. Thế nên nếu khi con khỏe lại mà muốn khen con điều gì thì mẹ hứa là mình sẽ nói trộm vía cả tỉ lần cho chắc.
Vận động ư? Dù trời mưa hay trời nắng, dù mùa đông hay khi nắng hè, con luôn hiếu động và vì thế con không có trạng thái nghỉ ngơi, thậm chí cả trong giấc ngủ, cũng có khi mẹ thấy cái chân cứng cáp nhỏ xinh của con đạp cái huỵch vào người mẹ đau điếng.Cái chân đã dài đủ để chống xuống đất khi ngồi trên yên xe nhưng vẫn kiên quyết chỉ đạp nửa vòng khi tiến và đạp cả vòng lúc lùi, cũng có lúc hứng khởi đạp đuổi theo một mục tiêu nào đó thì quên đi mà đạp cả vòng nhưng nhớ ra là lại chỉ cạch cạch nửa vòng thôi.Chuyện lao dốc, đánh võng, lạng lách thì con có nghề, thế có nghĩa là con khéo nhưng đồng nghĩa với rất nhiều nỗi lo lắng của mẹ và bằng chứng là cái xe đạp đã gãy cả hai tay phanh do những lúc cua gấp và không tránh khỏi bờ tường.
Đi học, con luôn là tấm gương về việc bạo dạn, khả năng nhận biết sự vật, sự việc. Con thuộc tên tất cả các bạn trong lớp, biết rõ bố mẹ của các bạn, thậm chí biết ba lô, mũ hay giày dép là của bạn nào. Nhờ đi học mà con trai mẹ thuộc thêm rất nhiều bài hát, thuộc thơ nhưng mà vì mẹ hay quay bằng điện thoại mà cái dây USB đã bị để đâu đó mà chưa lấy ra để up lên do vậy trong khuôn khổ của bài tổng kết tháng, sẽ chẳng có cái video nào để minh họa. Nhưng con hat được rất nhiều bài như cả nhà thương nhau, bà ơi bà, chị ong nâu, cháu đi mẫu giáo, con cò bé bé, rửa mặt như mèo.Hát bập bõm bài little finger. Còn hát cả bài cò lả và mới đây nhất mẹ nghe được đoạn này: Qủa gì mà chua chua thế xin thưa rằng quả khế, ăn vào thì nó làm sao? chua chua, chua thì để nấu canh chua.
Có một điểm nổi bật là con thường hát xuyên tạc, chỉ hát một lượt nghiêm chỉnh và người lớn vừa vỗ tay khen con xong đề nghị hát lại là con sẽ xuyên tạc ngay. Ví dụ: tùng ơi tùng, yêu tùng lắm, tóc tùng trắng, trắng như mây, cháu yêu tùng, nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, biết tùng vui.
Con còn hay ăn bớt lời khi đọc thơ hay kể chuyện. Bài thơ quả thị có 4 câu nhưng chỉ đọc câu đầu và cuối như thế này: Da vàng nhẵn nhụi, thị ơi thơm thế. Mẹ kể chuyện hai con dê qua cầu, sau khi nghe bản đầy đủ từ đài mẹ, con phát lại tóm tắt thế này: Có hai con dê nhé, đi qua cầu nhé, húc nhau ngã xuống suối nhé.
Hư: Càng lớn con càng hay nhõng nhẽo, ăn vạ và bướng bỉnh. Mẹ có nghe cụm từ terrible two nghĩa là khủng hoảng tuổi lên hai và rồi tuổi lên ba và mẹ cũng đọc rất nhiều chuyện của làng blog, những câu chuyện của các bạn nhỏ bằng con, hơn con hay kém tuổi con và mẹ thấy con có vô vàn điểm giống như thế về độ chướng. con thoắt cười thoắt khóc, thoắt vui, thoắt buồn, vừa cười rạng rỡ đã thấy mồm nhệch ra và mắt lệ chứa chan luôn chứ không chỉ là hoen mi đâu nhé. Điều khiển ti vi, điện thoại, sách báo thật nhanh chóng bay vào trong chậu nước nếu người lớn không nhanh tay cản. vứt cả hộp sữa vào bồn cầu, ăn mà nhè thì phải nhổ ra nhà chứ nhất định không cho người lớn hứng. Tát người lớn nổ cả đom đóm mắt, hứng thì chào mà không hứng thì cậy răng cũng làm ngơ.
Con có lúc hư là thế, bướng là thế nhưng cũng nói những lời ngọt lịm làm người lớn cứ lịm vì sung sướng. Như là lúc con hỏi thăm ai đó có mệt không? ốm không? ăn uống biết để phần. Con xuống cầu thang, đi được hai bậc thì bảo: mẹ ơi bế con không con ngã thì sao? Cái tần suất của từ thì sao đang dày đặc trong ngôn ngữ của con dạo này: con ốm thì sao? con đau thì sao? con ngã thì sao? Thường con từ chối không mặc áo rét nhưng lúc đồng ý mặc con lại nói như thể sợ mẹ lắm: mặc áo vào, không mẹ đánh cho đấy, khổ thân lắm, mẹ đánh đau đấy. Ấy thế mà mẹ đã bao giờ đánh con đâu, chỉ mới dọa đánh là đã nước mắt ngắn, nước mắt dài om tỏi cả nhà rồi.Lúc mẹ yêu cầu làm gì mà không làm thì nói không, bất kể mẹ dọa đánh, nịnh nọt, dọa dẫm con vẫn nói không.
Ở nhà chỉ ăn có bữa tối nhưng nếu hôm nào bà Hạnh bận hoặc ốm không cho ăn được là y rằng hôm đấy con không ăn, thế nhưng ở lớp. giờ ăn không bao giờ thấy con rời khỏi phạm vi cái bàn, có rời thì là từ bàn này sang bàn khác để chờ ăn thêm thôi. Con bảo mẹ: khoanh tay vào, chờ cô giáo đút cho ăn.Và ngồi chờ ăn háo hức thế này.
Các sinh hoạt tập thể ở lớp cũng cũng tham gia nhiệt tình. Điển hình là khi mẹ thấy cô cho các con xếp vòng tròn chơi, có nhiều bạn đứng lên đi ra cô phải bế vào, hay nằm giơ chân lên trời thì con vẫn giữ nguyên vị trí.
Chỉ tung tăng những giờ sinh hoạt tự do.
Mới chuẩn bị chào 26 tháng thì con ị đùn, con nói: con ị khi còn ở trên chiếu nghỉ cầu thang một mình, mẹ chạy lên thì con đã đứng rặn và mẹ thấy mùi thối ủm, lúc cởi quần, 2 cục đầu ra lăn theo và dính vào chân, con khóc kêu đau. Có ai ị đùn mà sản phẩm rơi vào chân làm đau không nhỉ. Nhân cái chuyện đau chân lại buồn cười, con không chịu rửa mặt, vẫn luôn lười như vậy, lúc mẹ rửa không chịu lại lấy lí do: con không rửa mặt đâu, con đau chân lắm. Cái chân đau thì không rửa mặt được là sao nhỉ? Bẩn là thế nhưng lại hát: meo meo meo rửa mặt như bạn Chí.
Con rất độc lập, cái gì cũng để Tùng làm cho, con tự làm, tránh ra... con leo xe không được mà cậu bế con lên là con trèo xuống và tự mình trèo lên, con xỏ dép mà mẹ giúp là con cởi ra và đi lại. Độc lập thế là tốt.
26 tháng, con lại có nhu cầu gần ba hơn bất cứ khi nào, ngủ mơ gọi tên ba, ba lên chơi đòi ba bế, kén ba xi đái, rửa mặt, xúc cơm...dù ba quát giận ba mếu máo đòi mẹ đánh hay xử lí ba thì lúc ba về nội là con lại nức nở gọi tìm nghe thương lắm. Sao con không như hồi xưa? cho lòng mẹ đỡ rối.26 tháng rồi, đừng suốt ngày mếu máo nghe con.
26 tháng, có gì mới mẻ hỡi chàng trai của mẹ?
Sức khỏe ư? Mẹ vốn là người không có thói quen nói trộm vía ngay từ khi con ra đời, mẹ khen con đẹp, mẹ nói con khỏe mà cả năm trời mẹ không thấy bị vía van gì hết nhưng mà kể từ hồi 2 tuổi đến giờ, ốm đau cũng thỉnh thoảng ghé thăm con, mấy hôm nay lại bị ho và biết rõ là con có đờm trong cổ. Thế nên nếu khi con khỏe lại mà muốn khen con điều gì thì mẹ hứa là mình sẽ nói trộm vía cả tỉ lần cho chắc.
Vận động ư? Dù trời mưa hay trời nắng, dù mùa đông hay khi nắng hè, con luôn hiếu động và vì thế con không có trạng thái nghỉ ngơi, thậm chí cả trong giấc ngủ, cũng có khi mẹ thấy cái chân cứng cáp nhỏ xinh của con đạp cái huỵch vào người mẹ đau điếng.Cái chân đã dài đủ để chống xuống đất khi ngồi trên yên xe nhưng vẫn kiên quyết chỉ đạp nửa vòng khi tiến và đạp cả vòng lúc lùi, cũng có lúc hứng khởi đạp đuổi theo một mục tiêu nào đó thì quên đi mà đạp cả vòng nhưng nhớ ra là lại chỉ cạch cạch nửa vòng thôi.Chuyện lao dốc, đánh võng, lạng lách thì con có nghề, thế có nghĩa là con khéo nhưng đồng nghĩa với rất nhiều nỗi lo lắng của mẹ và bằng chứng là cái xe đạp đã gãy cả hai tay phanh do những lúc cua gấp và không tránh khỏi bờ tường.
Đi học, con luôn là tấm gương về việc bạo dạn, khả năng nhận biết sự vật, sự việc. Con thuộc tên tất cả các bạn trong lớp, biết rõ bố mẹ của các bạn, thậm chí biết ba lô, mũ hay giày dép là của bạn nào. Nhờ đi học mà con trai mẹ thuộc thêm rất nhiều bài hát, thuộc thơ nhưng mà vì mẹ hay quay bằng điện thoại mà cái dây USB đã bị để đâu đó mà chưa lấy ra để up lên do vậy trong khuôn khổ của bài tổng kết tháng, sẽ chẳng có cái video nào để minh họa. Nhưng con hat được rất nhiều bài như cả nhà thương nhau, bà ơi bà, chị ong nâu, cháu đi mẫu giáo, con cò bé bé, rửa mặt như mèo.Hát bập bõm bài little finger. Còn hát cả bài cò lả và mới đây nhất mẹ nghe được đoạn này: Qủa gì mà chua chua thế xin thưa rằng quả khế, ăn vào thì nó làm sao? chua chua, chua thì để nấu canh chua.
Có một điểm nổi bật là con thường hát xuyên tạc, chỉ hát một lượt nghiêm chỉnh và người lớn vừa vỗ tay khen con xong đề nghị hát lại là con sẽ xuyên tạc ngay. Ví dụ: tùng ơi tùng, yêu tùng lắm, tóc tùng trắng, trắng như mây, cháu yêu tùng, nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, biết tùng vui.
Con còn hay ăn bớt lời khi đọc thơ hay kể chuyện. Bài thơ quả thị có 4 câu nhưng chỉ đọc câu đầu và cuối như thế này: Da vàng nhẵn nhụi, thị ơi thơm thế. Mẹ kể chuyện hai con dê qua cầu, sau khi nghe bản đầy đủ từ đài mẹ, con phát lại tóm tắt thế này: Có hai con dê nhé, đi qua cầu nhé, húc nhau ngã xuống suối nhé.
Hư: Càng lớn con càng hay nhõng nhẽo, ăn vạ và bướng bỉnh. Mẹ có nghe cụm từ terrible two nghĩa là khủng hoảng tuổi lên hai và rồi tuổi lên ba và mẹ cũng đọc rất nhiều chuyện của làng blog, những câu chuyện của các bạn nhỏ bằng con, hơn con hay kém tuổi con và mẹ thấy con có vô vàn điểm giống như thế về độ chướng. con thoắt cười thoắt khóc, thoắt vui, thoắt buồn, vừa cười rạng rỡ đã thấy mồm nhệch ra và mắt lệ chứa chan luôn chứ không chỉ là hoen mi đâu nhé. Điều khiển ti vi, điện thoại, sách báo thật nhanh chóng bay vào trong chậu nước nếu người lớn không nhanh tay cản. vứt cả hộp sữa vào bồn cầu, ăn mà nhè thì phải nhổ ra nhà chứ nhất định không cho người lớn hứng. Tát người lớn nổ cả đom đóm mắt, hứng thì chào mà không hứng thì cậy răng cũng làm ngơ.
Con có lúc hư là thế, bướng là thế nhưng cũng nói những lời ngọt lịm làm người lớn cứ lịm vì sung sướng. Như là lúc con hỏi thăm ai đó có mệt không? ốm không? ăn uống biết để phần. Con xuống cầu thang, đi được hai bậc thì bảo: mẹ ơi bế con không con ngã thì sao? Cái tần suất của từ thì sao đang dày đặc trong ngôn ngữ của con dạo này: con ốm thì sao? con đau thì sao? con ngã thì sao? Thường con từ chối không mặc áo rét nhưng lúc đồng ý mặc con lại nói như thể sợ mẹ lắm: mặc áo vào, không mẹ đánh cho đấy, khổ thân lắm, mẹ đánh đau đấy. Ấy thế mà mẹ đã bao giờ đánh con đâu, chỉ mới dọa đánh là đã nước mắt ngắn, nước mắt dài om tỏi cả nhà rồi.Lúc mẹ yêu cầu làm gì mà không làm thì nói không, bất kể mẹ dọa đánh, nịnh nọt, dọa dẫm con vẫn nói không.
Ở nhà chỉ ăn có bữa tối nhưng nếu hôm nào bà Hạnh bận hoặc ốm không cho ăn được là y rằng hôm đấy con không ăn, thế nhưng ở lớp. giờ ăn không bao giờ thấy con rời khỏi phạm vi cái bàn, có rời thì là từ bàn này sang bàn khác để chờ ăn thêm thôi. Con bảo mẹ: khoanh tay vào, chờ cô giáo đút cho ăn.Và ngồi chờ ăn háo hức thế này.

Các sinh hoạt tập thể ở lớp cũng cũng tham gia nhiệt tình. Điển hình là khi mẹ thấy cô cho các con xếp vòng tròn chơi, có nhiều bạn đứng lên đi ra cô phải bế vào, hay nằm giơ chân lên trời thì con vẫn giữ nguyên vị trí.



Chỉ tung tăng những giờ sinh hoạt tự do.


Mới chuẩn bị chào 26 tháng thì con ị đùn, con nói: con ị khi còn ở trên chiếu nghỉ cầu thang một mình, mẹ chạy lên thì con đã đứng rặn và mẹ thấy mùi thối ủm, lúc cởi quần, 2 cục đầu ra lăn theo và dính vào chân, con khóc kêu đau. Có ai ị đùn mà sản phẩm rơi vào chân làm đau không nhỉ. Nhân cái chuyện đau chân lại buồn cười, con không chịu rửa mặt, vẫn luôn lười như vậy, lúc mẹ rửa không chịu lại lấy lí do: con không rửa mặt đâu, con đau chân lắm. Cái chân đau thì không rửa mặt được là sao nhỉ? Bẩn là thế nhưng lại hát: meo meo meo rửa mặt như bạn Chí.
Con rất độc lập, cái gì cũng để Tùng làm cho, con tự làm, tránh ra... con leo xe không được mà cậu bế con lên là con trèo xuống và tự mình trèo lên, con xỏ dép mà mẹ giúp là con cởi ra và đi lại. Độc lập thế là tốt.
26 tháng, con lại có nhu cầu gần ba hơn bất cứ khi nào, ngủ mơ gọi tên ba, ba lên chơi đòi ba bế, kén ba xi đái, rửa mặt, xúc cơm...dù ba quát giận ba mếu máo đòi mẹ đánh hay xử lí ba thì lúc ba về nội là con lại nức nở gọi tìm nghe thương lắm. Sao con không như hồi xưa? cho lòng mẹ đỡ rối.26 tháng rồi, đừng suốt ngày mếu máo nghe con.
Chúc em luôn mạnh khỏe , luôn năng động và những ngày tháng tới có thêm bước tiến vượt bậc hơn thế nữa .. để mẹ vui lòng em Tùng nhé
Cô cũng lưu giữ được tất cả các hình ảnh từ ngày bé của 2 đứa và gia đình ...
Cô cũng lưu giữ được tất cả các hình ảnh từ ngày bé của 2 đứa và gia đình . Lúc rỗi rãi , cả nhà lục lại xem , cảm giác thật là vui và hạnh phúc cháu ạ ! Cảm ơn cháu nhé .