Lách cách lách cách là tiếng khua rộn ràng của những dao thớt chuẩn bị cho mâm cơm cúng bà và các cô bác trong ngày áp lễ.
Ngày nghỉ lễ là ngày của sự đoàn viên, cậu mợ cho Lâm Tùng về nên Sơn Tùng sung sướng, dọc đường về nhà thủ thỉ với mẹ: Con thích lắm, con vui lắm, em Lâm Tùng buồn cười thế nhỉ.Để rồi khi gặp em con sung sướng vuốt ve má em, thơm lên trán em, nắm lấy tay em tung tăng đi lại. Yêu em đến đọ đến giờ tắm không chịu tắm, lúc mẹ bế về vừa giãy giụa vừa kêu cứu: Lâm Tùng ơi, cứu Tùng với.
Dự định đi Đồ Sơn bất thành vì bà ngoại ốm vào giờ G để rồi sau đó cả nhà thay bằng chuyến đi về quê ngoại. Thủy Nguyên, quê ngoại của mẹ luôn có sức hút lớn với mẹ từ những ngày thơ bé, giờ có con rồi và căn nhà của cụ đã lạnh lẽo hơn vì thiếu đi hơi ấm của hai cụ nhưng vẫn là chốn đi về cho con cháu xa gần .
Có con nhỏ, không phải lo chuyện hậu cần bếp núc nên được rảnh rang mà kéo nhau đi tìm lại những trò chơi thơ bé, để thấy mình trẻ lại hơn 20 tuổi mà say mê khám phá những tổ kiến thế này.
Gốc cây bàng vươn ra như một con hươu cao cổ
Màu đỏ của đá núi đất núi trông ấm mắt
Con với dì My và dì Minh Anh ngồi hái hoa tặng nhau trông yêu lắm
Lí lắc thế này
Em Lâm Tùng ngồi dáng vẻ như ông cụ, hai cái má bị bôi thuốc Nam đen sì làm nhìn em rất buồn cười, hôm nay đi chơi, mợ Hường để em ăn mặc nhếch nhác còn đến lúc chẳng làm gì chỉ ngồi xe về lại Hà Nội thì mợ lại diện cho em ngút tầm, haiz mợ Hường con nhỉ.
Phút giây lãng mạn, khi mấy dì cháu tung những lá vàng, mùa này bằng lăng đã trút đi những lá vàng để bật lên những lá xanh non mỡ màng rồi sẽ chào hè bằng những chùm hoa tím ngắt
Rời con đường đất đỏ cạnh bờ ao nhỏ phủ đầy những lục bình để rồng rắn lên chùa Hàm Long, mẹ lại nhớ những ngày bé xíu, lớn hơn con bây giờ chừng vài tuổi, cụ ngoại vẫn thường bế mẹ lên chùa,
Em Lâm Tùng buồn ngủ nên cậu Lâm về giữa chừng, chùa vẫn đang tu sửa nên không cho con vào được, mon men ngoài cổng rồi chụp hình ở gốc cây đa cổ thụ, con nhặt được cái rễ đa nói là con rắn và rất lấy làm hài lòng về khám phá của mình.
Ngày mẹ còn nhỏ, chưa có đường lên núi như bây giờ nên trèo núi chẳng khác nào đi thám hiểm, lớn lên nhiều khi tự hỏi sao lại là núi Đèo? đã đèo còn núi, núi thấp dễ leo nhưng không thích hợp với độ tuổi của con, chừng 6, 7 tuổi mẹ mới bắt đầu lén đi leo núi mỗi lần về thăm quê ngoại. giờ người ta làm đường leo núi, thuận tiện nên mẹ cho con đi chơi để mở mang tầm mắt, dốc thoai thoải, những cây tai tượng trồng đầy trên núi và xanh mướt mát là dương xỉ, gió mát lộng, thấy sao mà khoan khoái.
Lần đầu được đứng trước một không gian rộng, cao, mát và mới mẻ, con thích thú thả tay chạy ào xuống dốc, mẹ mải mê chụp hình, quên mất con chưa đầy ba tuổi, quên rằng con không bao giờ biết cẩn thận để tự bảo vệ mình. Oạch, con ngã, mẹ mê mẩn chạy lại đỡ, con không khóc nhiều, ngón chân cái bị trầy da chảy máu, mẹ thấy mặt con không sao nhưng khi hỏi thì con bảo đau ở cằm, mẹ tá hỏa khi thấy những vết chấm đỏ tụ máu ở dưới cằm. vừa xót con, vừa tự trách mình bất cẩn, nên bế con về, cái mặt hớn hở thế này lúc chưa bị ngã
cũng may mợ Hường cẩn thận mang thuốc đi theo, bôi Sudo vào thấy vết trầy da cũng chẳng hề hấn gì nữa, tuy vậy đến chiều con vẫn nói đau cằm khi có ai đó hỏi.
Về quê, điểm làm con cũng như các anh chị em cùng trang lứa say mê nhất chính là đồi cỏ với hòn non rộng, đá ghầm ghì và cá lượn quanh chân bể
Là thảm cỏ xanh xanh với những đụn nhấp nhô giả làm đồi
Là những thân cau thẳng tắp vươn búp lên tận trời xanh và những chum vại lớn nhỏ bên gốc cau gợi không khí yên ả của làng quê xưa
Ảnh ở vườn này hầu hết nằm trong máy ảnh của dì Nhung vì dì cứ khăng khăng đòi chụp bằng máy của dì nên đành chờ dì rồi up tiếp vậy
Sau bữa trưa tập trung, tất cả kéo nhau lên xưởng gỗ nhà ông Cường bà Kim và lại tụ tập đánh chén vào buổi tối. Các người mẫu lại thả sức tạo dáng mọi lúc mọi nơi
Hết ngày 30/04, cả ngày 01/05 con về chơi nhà nội, buổi chiều về ghé qua vườn trẻ rồi về nhà mình, chiều nay nhà em Lâm Tùng đi, mẹ con mình về vừa kịp lúc để chụp ảnh kỉ niệm gia đình nhân ngày lễ
nghỉ lễ bao giờ cũng đủ để làm phóng sự dài kì, vẫn còn tập tiếp.

Ngày nghỉ lễ là ngày của sự đoàn viên, cậu mợ cho Lâm Tùng về nên Sơn Tùng sung sướng, dọc đường về nhà thủ thỉ với mẹ: Con thích lắm, con vui lắm, em Lâm Tùng buồn cười thế nhỉ.Để rồi khi gặp em con sung sướng vuốt ve má em, thơm lên trán em, nắm lấy tay em tung tăng đi lại. Yêu em đến đọ đến giờ tắm không chịu tắm, lúc mẹ bế về vừa giãy giụa vừa kêu cứu: Lâm Tùng ơi, cứu Tùng với.
Dự định đi Đồ Sơn bất thành vì bà ngoại ốm vào giờ G để rồi sau đó cả nhà thay bằng chuyến đi về quê ngoại. Thủy Nguyên, quê ngoại của mẹ luôn có sức hút lớn với mẹ từ những ngày thơ bé, giờ có con rồi và căn nhà của cụ đã lạnh lẽo hơn vì thiếu đi hơi ấm của hai cụ nhưng vẫn là chốn đi về cho con cháu xa gần .
Có con nhỏ, không phải lo chuyện hậu cần bếp núc nên được rảnh rang mà kéo nhau đi tìm lại những trò chơi thơ bé, để thấy mình trẻ lại hơn 20 tuổi mà say mê khám phá những tổ kiến thế này.





Gốc cây bàng vươn ra như một con hươu cao cổ





Màu đỏ của đá núi đất núi trông ấm mắt


Con với dì My và dì Minh Anh ngồi hái hoa tặng nhau trông yêu lắm


Lí lắc thế này

Em Lâm Tùng ngồi dáng vẻ như ông cụ, hai cái má bị bôi thuốc Nam đen sì làm nhìn em rất buồn cười, hôm nay đi chơi, mợ Hường để em ăn mặc nhếch nhác còn đến lúc chẳng làm gì chỉ ngồi xe về lại Hà Nội thì mợ lại diện cho em ngút tầm, haiz mợ Hường con nhỉ.


Phút giây lãng mạn, khi mấy dì cháu tung những lá vàng, mùa này bằng lăng đã trút đi những lá vàng để bật lên những lá xanh non mỡ màng rồi sẽ chào hè bằng những chùm hoa tím ngắt

Rời con đường đất đỏ cạnh bờ ao nhỏ phủ đầy những lục bình để rồng rắn lên chùa Hàm Long, mẹ lại nhớ những ngày bé xíu, lớn hơn con bây giờ chừng vài tuổi, cụ ngoại vẫn thường bế mẹ lên chùa,

Em Lâm Tùng buồn ngủ nên cậu Lâm về giữa chừng, chùa vẫn đang tu sửa nên không cho con vào được, mon men ngoài cổng rồi chụp hình ở gốc cây đa cổ thụ, con nhặt được cái rễ đa nói là con rắn và rất lấy làm hài lòng về khám phá của mình.

Ngày mẹ còn nhỏ, chưa có đường lên núi như bây giờ nên trèo núi chẳng khác nào đi thám hiểm, lớn lên nhiều khi tự hỏi sao lại là núi Đèo? đã đèo còn núi, núi thấp dễ leo nhưng không thích hợp với độ tuổi của con, chừng 6, 7 tuổi mẹ mới bắt đầu lén đi leo núi mỗi lần về thăm quê ngoại. giờ người ta làm đường leo núi, thuận tiện nên mẹ cho con đi chơi để mở mang tầm mắt, dốc thoai thoải, những cây tai tượng trồng đầy trên núi và xanh mướt mát là dương xỉ, gió mát lộng, thấy sao mà khoan khoái.



Lần đầu được đứng trước một không gian rộng, cao, mát và mới mẻ, con thích thú thả tay chạy ào xuống dốc, mẹ mải mê chụp hình, quên mất con chưa đầy ba tuổi, quên rằng con không bao giờ biết cẩn thận để tự bảo vệ mình. Oạch, con ngã, mẹ mê mẩn chạy lại đỡ, con không khóc nhiều, ngón chân cái bị trầy da chảy máu, mẹ thấy mặt con không sao nhưng khi hỏi thì con bảo đau ở cằm, mẹ tá hỏa khi thấy những vết chấm đỏ tụ máu ở dưới cằm. vừa xót con, vừa tự trách mình bất cẩn, nên bế con về, cái mặt hớn hở thế này lúc chưa bị ngã

cũng may mợ Hường cẩn thận mang thuốc đi theo, bôi Sudo vào thấy vết trầy da cũng chẳng hề hấn gì nữa, tuy vậy đến chiều con vẫn nói đau cằm khi có ai đó hỏi.
Về quê, điểm làm con cũng như các anh chị em cùng trang lứa say mê nhất chính là đồi cỏ với hòn non rộng, đá ghầm ghì và cá lượn quanh chân bể



Là thảm cỏ xanh xanh với những đụn nhấp nhô giả làm đồi

Là những thân cau thẳng tắp vươn búp lên tận trời xanh và những chum vại lớn nhỏ bên gốc cau gợi không khí yên ả của làng quê xưa


Ảnh ở vườn này hầu hết nằm trong máy ảnh của dì Nhung vì dì cứ khăng khăng đòi chụp bằng máy của dì nên đành chờ dì rồi up tiếp vậy
Sau bữa trưa tập trung, tất cả kéo nhau lên xưởng gỗ nhà ông Cường bà Kim và lại tụ tập đánh chén vào buổi tối. Các người mẫu lại thả sức tạo dáng mọi lúc mọi nơi






Hết ngày 30/04, cả ngày 01/05 con về chơi nhà nội, buổi chiều về ghé qua vườn trẻ rồi về nhà mình, chiều nay nhà em Lâm Tùng đi, mẹ con mình về vừa kịp lúc để chụp ảnh kỉ niệm gia đình nhân ngày lễ

nghỉ lễ bao giờ cũng đủ để làm phóng sự dài kì, vẫn còn tập tiếp.
NHìn tấm ảnh gđ của nhà mẹ, thấy mấy anh chị em hầu như ai cũng giống bà ngoại Tùng nhỉ?
Ôi chao là cái mâm cỗ, thèm quá đi!
Về quê tung tăng thật thích Tùng hén!
À, lần nào chị up hình món ăn lên em cũng thèm ghê gớm. Hic, mai em phải bằm thịt làm nem mới được. Ngon quá, chẹp chẹp.